Phân công rõ trách nhiệm quản lý trong phòng, chống tác hại của rượu bia

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, Nghị định 117/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định 176/NĐ-CP), trong đó có mức xử phạt với các quy định liên quan đến phòng, chống tác hại rượu bia có nhiều điểm mới tiến bộ.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia sắp có hiệu lực Đưa Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia vào cuộc sống Tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống tác hại của rượu bia và thuốc lá
Phân công rõ trách nhiệm quản lý trong phòng, chống tác hại của rượu bia
Nghị định 117 được cho là có nhiều điểm mới, tiến bộ trong việc phòng chống tác hại của rượu, bia

Một điểm mới của Nghị định 117 là sẽ phân công trách nhiệm một cách rõ ràng vai trò của từng bộ, ngành có liên quan, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp. Đặc biệt, Nghị định quy định chi tiết trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý, thông tin giáo dục truyền thông liên quan đến phòng, chống tác hại rượu bia trong phạm vi địa bàn quản lý; trách nhiệm quản lý rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh hay không.

Từ việc phân định trách nhiệm sẽ tránh sự buông lỏng, chồng chéo trong quản lý, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan.Liên quan đến nguồn lực chi cho phòng, chống tác hại rượu bia, do đây là lĩnh vực liên ngành, đòi hỏi sự đầu tư cao nên Chính phủ có quy định ngoài mức chi chung đặc thù còn quy định nội dung chi về phòng, chống tác hại rượu bia, tạo nguồn lực cho các cấp cơ sở có đủ nguồn lực triển khai luật, biết rõ nội dung chi tiêu để triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại rượu bia một cách hiệu quả.

Với 80% dân số tiêu thụ rượu bia và rượu thủ công vẫn là vấn đề chưa thể quản lý chặt chẽ, theo bà Trần Thị Trang, trong kinh doanh rượu thủ công, các hoạt động người dân sản xuất rượu thủ công làm nguyên liệu bán cho doanh nghiệp đã được quản lý tương đối tốt. Những cơ sở này có kê khai sản lượng, đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là làm thế nào để quản lý sản phẩm rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh do người dân sản xuất để tự tiêu dùng, làm quà tặng và có cả bán ra thị trường.Do đó, Luật và các Nghị định mới nhằm quản lý hoạt động này để họ phải kê khai sản lượng, bảo đảm về mặt chất lượng và không được đưa sản phẩm kinh doanh trực tiếp. Họ phải bán lại cho doanh nghiệp chế biến, còn nếu muốn bán phải có đăng ký kinh doanh. Đây là biện pháp quản lý mới của Luật và Nghị định nhằm quản lý hoạt động rượu thủ công.

Trách nhiệm chính là giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã theo sát từng hộ gia đình. Họ sẽ có trách nhiệm đến từng hộ gia đình, phát hướng dẫn, đôn đốc cách kê khai bảo đảm được quản lý sản lượng. Chính phủ đã ban hành Nghị định xử phạt trong lĩnh vực thương mại, trong đó có các vấn đề liên quan trách nhiệm pháp lý nếu không tuân thủ nội dung này.Bà Trang cho rằng: “Đây là thách thức lớn đối với cơ quan quản lý.

Hiện nay, chúng ta tiêu thụ rượu thủ công hơn 200 triệu lít/năm và vấn đề tiêu dùng trực tiếp cao chúng ta cần phải kiên trì, thường xuyên kiểm tra giám sát đôn đốc, tuyên truyền để người dân tuân thủ dần dần. Người dân có thể bán nhưng phải đăng ký kinh doanh. Từ quản lý sản lượng thì chúng ta sẽ quản lý được chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, chúng ta cũng quản lý được việc kinh doanh tránh thất thu thuế, quản lý hoạt động hợp pháp, tránh bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh”.

Cũng theo bà Trang, khi lực lượng chức năng triển khai Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và tai nạn thương tích do sử dụng rượu bia cũng đã giảm đáng kể.

Đặc biệt, tình trạng ép mời rượu, bia khi lái xe đã có những chuyển biến tích cực cho thấy luật đang đi vào cuộc sống.Để duy trì thành quả này, cần phải là một quá trình liên tục duy trì phối hợp giữa các cơ quan. Thách thức đối với một đạo luật đi vào cuộc sống đòi hỏi sự đồng bộ, liên tục, thường xuyên để tránh lúc mới ban hành thì chú trọng nhưng sau đó thì trầm lắng, xao nhãng về thực thi, kiểm tra khiến tỷ lệ vi phạm tăng trở lại./.

Kim Tiến- Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu Quốc gia

Gạo Hapro Đồng Tháp - Tự hào thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Song hành cùng đất nước trong bối cảnh nông nghiệp đang được đẩy mạnh, Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Hapro đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nội địa nghiên cứu và đến nay đã triển khai đưa vào hệ thống kinh doanh những dòng sản phẩm gạo chất lượng cao phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước như: Gạo ST25 thượng hạng, gạo Đồng vàng đặc biệt, gạo Nàng mây, gạo Hương lài sữa dẻo…
Công đoàn huyện Phú Xuyên đổi mới, sáng tạo “hướng về cơ sở, vì người lao động”

Công đoàn huyện Phú Xuyên đổi mới, sáng tạo “hướng về cơ sở, vì người lao động”

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Đại hội Công đoàn huyện Phú Xuyên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028 đã diễn ra trang trọng, với sự tham dự của 192 đại biểu chính thức, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 7.000 đoàn viên Công đoàn huyện.
Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

(LĐTĐ) Việc xây dựng Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
Năm 2024, Quốc hội xem xét thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Năm 2024, Quốc hội xem xét thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

(LĐTĐ) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với tỷ lệ 90,28 % đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Theo đó, Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
TP.HCM:  Ban hành quy trình phối hợp xử lý các vụ xâm hại, bạo lực trẻ em

TP.HCM: Ban hành quy trình phối hợp xử lý các vụ xâm hại, bạo lực trẻ em

(LĐTĐ) Để giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan đến trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục một cách nhanh chóng, chính xác, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ban hành quy trình nhằm chi tiết hóa cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ngành, cụ thể hóa trách nhiệm của các cá nhân, tập thể từ cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, quận, huyện đến các ngành; xử lý đồng bộ, nhanh chóng, nghiêm minh các vụ việc trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Hoài Đức: 109 hộ dân xã An Thượng được chi trả tiền bồi thường dự án đường Vành đai 4

Hoài Đức: 109 hộ dân xã An Thượng được chi trả tiền bồi thường dự án đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Mới đây, 109 hộ gia đình, cá nhân xã An thượng có đất và tài sản trên đất nằm trong chỉ giới thu hồi phục vụ dự án đường Vành đai 4 được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức (Hà Nội) tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đợt 5.
App EVNHANOI: Dễ dàng quản lý lượng điện tiêu thụ qua tính năng “Ước tính điện năng tiêu thụ của thiết bị”

App EVNHANOI: Dễ dàng quản lý lượng điện tiêu thụ qua tính năng “Ước tính điện năng tiêu thụ của thiết bị”

(LĐTĐ) Để tránh “méo mặt” khi nhận hóa đơn tiền điện lúc thời tiết chuyển mùa nắng nóng, khách hàng nên kiểm soát chỉ số tiêu thụ điện hằng ngày, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, tránh lãng phí và rơi vào bậc thang giá cao.

Tin khác

Phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc

Phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc

(LĐTĐ) Sáng nay (23/5), huyện Thanh Trì tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW giữa Bộ Công an với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” giai đoạn 2013 - 2023.
Đề xuất cấm xe giường nằm vào khu vực nội đô TP.HCM

Đề xuất cấm xe giường nằm vào khu vực nội đô TP.HCM

(LĐTĐ) Sau thời gian thí điểm cấm xe giường nằm vào khu vực nội đô theo khung giờ từ 6 giờ đến 22 giờ như hiện nay, Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề xuất Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố điều chỉnh thời gian cấm loại phương tiện này lưu thông 24/24 giờ.
Tràn lan vi phạm trật tự đô thị trên phố Nguyễn Thị Định

Tràn lan vi phạm trật tự đô thị trên phố Nguyễn Thị Định

(LĐTĐ) Thời gian qua những vi phạm về trật tự đô thị vẫn diễn ra trên một số tuyến phố. Những vi phạm phóng viên Lao động Thủ đô ghi nhận trên tuyến phố Nguyễn Thị Định (quận Cầu Giấy) chiều 19/5 là ví dụ điển hình.
Bình Dương: Ban hành quy định mới về tách - hợp thửa đất

Bình Dương: Ban hành quy định mới về tách - hợp thửa đất

(LĐTĐ) Nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thuận tiện trong việc thực hiện tách thửa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND (Quyết định số 12) quy định tách thửa, hợp thửa đối với các loại đất trên địa bàn. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/6/2023.
Nhiều giải pháp kéo giảm vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM

Nhiều giải pháp kéo giảm vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Các sở ngành, chính quyền địa phương thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã triển khai hàng loạt giải pháp thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TU (Chỉ thị 23) ngày 25/7/2019 của Thành ủy TP.HCM về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
Thanh Trì: Nâng cao nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính

Thanh Trì: Nâng cao nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính

(LĐTĐ) Huyện Thanh Trì vừa tiếp tục mở lớp tập huấn nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho các học viên làm công tác liên quan.
Dẹp “loạn” quảng cáo thuê nhà

Dẹp “loạn” quảng cáo thuê nhà

(LĐTĐ) Trên các cột điện, tường nhà tư nhân, trụ sở cơ quan Nhà nước, thậm chí ở các trụ điện, bến xe buýt… ngập tràn các biển quảng cáo, từ nội dung thông hầm cầu, hút mỡ, làm đẹp, tập gym, học tiếng Anh và phổ biến hơn cả là cho thuê nhà chính chủ, buôn bán nhà đất. Vấn nạn loạn quảng cáo này đang gây mất mỹ quan đô thị ở nhiều thành phố, đồng thời gây nhiễu loạn thông tin nhà đất khiến không ít người có nhu cầu thuê thực hoang mang và vất vả đi tìm.
Xây dựng đô thị văn minh bắt đầu từ ý thức

Xây dựng đô thị văn minh bắt đầu từ ý thức

(LĐTĐ) Xây dựng văn minh đô thị đã và đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên địa bàn Hà Nội. Thành quả đạt được đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Thêm nhiều không gian công cộng cho người dân ở trung tâm TP.HCM

Thêm nhiều không gian công cộng cho người dân ở trung tâm TP.HCM

(LĐTĐ) Một số ô phố và dự án khu vực trung tâm hiện hữu (930ha) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ được nâng cấp, chỉnh trang để phục vụ tốt hơn sinh hoạt cộng đồng của người dân Thành phố.
Kon Tum: Xử lý hơn 350 trường hợp vi phạm giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Kon Tum: Xử lý hơn 350 trường hợp vi phạm giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 29/4 - 3/5) lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện, xử lý 372 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động