Phân chia lợi nhuận hài hòa trong chuỗi sản xuất, phân phối là động lực cho sự phát triển
Cống hiến sức trẻ để xây dựng và phát triển Thủ đô Thúc đẩy hợp tác quốc tế để hỗ trợ phát triển vắc xin trong nước Quan hệ thương mại Việt Nam - Ba Lan phát triển tích cực |
Thật là trùng hợp tháng 9/2021, hội nghị tổng kết ngành mía đường Việt Nam niên vụ 2020-2021 do Hiệp hội mía đường tổ chức cũng nêu vấn đề này ở chuỗi giá trị trồng mía và sản xuất đường. Cụ thể, khi đề cập tới các nhiệm vụ cấp bách trong năm tới niên vụ 2021-2022.
Hiệp hội đã chọn số một nhiệm vụ phải làm đó là: Củng cố chuỗi liên kết giữa người nông dân trồng mía và nhà máy đường, phải cùng nhau thiết lập được một hệ thống chia sẻ tỉ lệ lợi nhuận từ việc sản xuất 1 tấn đường theo mức cố định, dự kiến là 70:30 hay 65:35. Trong đó, người trồng mía hưởng từ 65-70% nhằm đảm bảo vị thế bình đẳng hợp lý giữa nông dân và nhà máy đường trong mối liên kết.
Phân chia lợi nhuận hài hòa trong chuỗi sản xuất, phân phối là động lực cho sự phát triển. |
Chính vì chưa giải quyết thỏa đáng được việc phân phối lợi nhuận giữa nông dân và nhà máy một cách hợp lý như dự kiến ở trên của Hiệp hội mía đường, nên thua thiệt chủ yếu về phía nông dân. Cho nên trên thị trường luôn diễn ra những hiện tượng tranh mua, tranh bán mía để sản xuất đường.
Giá mía thấp, không đủ chi phí sản xuất làm thiếu hụt nguyên liệu cho nhà máy do nông dân bỏ ruộng trồng sang loại cây khác có lợi nhuận hơn. Việc thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía ít được quan tâm. Ngoài ra, còn có nguyên nhân nữa do đường nhập lậu, đường được trợ giá ở một số nước thâm nhập vào thị trường Việt Nam, gây mất ổn định cho sản xuất mía đường ở thị trường nội địa.
Trong tổng số 41 nhà máy đường chỉ còn 24 nhà máy còn hoạt động, 14 nhà máy đã tạm ngừng hoặc không hoạt động nữa. Hiệp hội mía đường cho đến nay đã nhận ra một trong những nguyên nhân quan trọng làm thiệt hại nặng nề ngành mía đường Việt Nam đó là vấn đề phân phối lợi ích giữa nông dân và nhà máy đường.
Khác với Việt Nam, ở Thái Lan họ đã sớm nhận ra vấn đề này cách đây hàng chục năm, và đã thực hiện tỷ lệ phân chia 70:30 trong ngành mía đường mà 70% lợi nhuận sản phẩm thuộc về nông dân, còn lại 30% thuộc nhà máy. Chính vì vậy nông dân Thái Lan hăng hái sản xuất một cách hiệu quả, phục vụ cho các nhà máy hoạt động đều đặn cung cấp đường cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, người tiêu dùng mua đường ăn với giá cả hợp lý trên thị trường nội địa.
Trở lại tình hình ở Việt Nam, mặc dù chúng ta nhận biết chậm, song muộn còn hơn không, chúng ta tin rằng khi lợi ích của người sản xuất được phân phối một cách hợp lý, công bằng sẽ là động lực cho sự phát triển, sản xuất và phân phối lưu thông.
Từ cây mía và hạt đường ở Việt Nam, chúng ta hãy suy rộng ra với các sản phẩm lương thực thực phẩm thiết yếu do nông dân làm ra như: rau củ quả, gia cầm và trứng gia cầm, thịt lợn, gạo các loại... thì việc phân phối lợi nhuận của các chuỗi sản xuất chế biến phân phối những mặt hàng trên đều ở một tình trạng tương tự như mặt hàng đường đó là người sản xuất khi bán ra giá cả rất thấp, thậm chí không có lãi, do bị ép cấp, ép giá ở khâu trung gian và ở một số hệ thống bán lẻ có thế mạnh và có dáng dấp thống lĩnh thị trường mua và bán hàng hóa nông sản thực phẩm.
Từ đó dẫn tới hàng hóa bị giá lên cao một cách vô lý từ 2-3 lần, người tiêu dùng bị thiệt thòi khi mua hàng trên thị trường. Câu chuyện này đã kéo dài nhiều năm nay mà ko được giải quyết một cách cơ bản. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ xác lập phương thức phân phối lợi nhuận ở mặt hàng đường, mà phải nhân rộng ra các mặt hàng thiết yếu khác.
Việc Hiệp hội mía đường bàn biện pháp phân chia lợi nhuận trong ngành, cũng như việc thiết lập lại lợi nhuận cho hợp lý trong chuỗi sản xuất phân phối ở các mặt hàng thiết yếu khác vừa là kinh nghiệm của nước đi trước, đồng thời cũng là định hướng của Thủ tướng Chính phủ đó là: "Lợi nhuận hài hòa, rủi ro chia sẻ". Một định hướng mở đường cho phép chúng ta thực hiện, một định hướng rất hợp lý, nhân văn và quan trọng, đồng thời nó cũng thức tỉnh những nhận thức sai lệch và lạc lõng về sự “không thể chia sẻ”, không thể làm trọng tài để khắc phục những bất hợp lý trong phân phối lợi nhuận của chuỗi sản xuất, phân phối của một vị lãnh đạo Bộ Công Thương trong một cuộc hội thảo về liên kết tiêu thụ hàng hóa nông sản gần đây.
Chúng ta tin tưởng rằng, những việc làm đúng đắn và trách nhiệm thuận theo quy luật của cuộc sống và đạo đức trong kinh doanh, giao dịch mua bán sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển sản xuất và phục vụ tiêu dùng, góp phần đẩy nhanh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay và mãi mãi về sau.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05