Phải tạo dựng nơi đến mang đặc trưng tương tự như Phố cổ hiện tại

(LĐTĐ) Tiến sĩ, Kiến trúc sư Tô Thị Toàn – Nguyên Phó trưởng Ban quản lý phố cổ Hà Nội, Nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội khóa X, XI cho rằng, để thuyết phục người dân di dời khỏi khu phố cổ, Hà Nội phải tạo dựng nơi đến phải là đô thị mang đặc trưng cho sinh hoạt, làm việc, buôn bán năng động tương tự như phố cổ hiện tại. Đồng thời, ở đó phải có môi trường sống chất lượng cao, duy trì nếp sống văn hóa lâu đời của khu phố cổ Hà Nội.
Khu Phố cổ - mang "hồn cốt" của Thủ đô Hà Nội Phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội trong thời đại 4.0 Giá trị di sản của khu Phố cổ Hà Nội phục vụ phát triển du lịch
Phải tạo dựng nơi đến mang đặc trưng tương tự như Phố cổ hiện tại
Bà Tô Thị Toàn – Nguyên Phó trưởng Ban quản lý phố cổ Hà Nội (Ảnh:K.Tiến)

Theo Tiến sĩ Tô Thị Toàn, khu Phố cổ Hà Nội đang đứng trước nhiều biến động to lớn và phức tạp của sự thích ứng với đời sống xã hội phát triển. Quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã tác động một cách “tích cực” để Phố cổ Hà Nội bị biến dạng và xuống cấp nghiêm trọng, cần phải được quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát triển, nâng cao điều kiện sống người dân khu Phố cổ Hà Nội, để khu Phố cổ Hà Nội mãi là niềm tự hào về một di sản kiến trúc quý báu mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách, linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Trong những năm qua, khu Phố cổ Hà Nội đã được Thành phố cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị như đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước đã được đầu tư đồng bộ và đạt chỉ tiêu kỹ thuật ở mức độ cao của khu vực Thành phố Hà Nội. Người dân khu Phố cổ Hà Nội không còn cảnh thiếu nước, thiếu điện, sử dụng xí thùng...

Đường xá không mở rộng, không thay đổi nhưng được lát vỉa hè, trồng cây xanh. Hạ tầng xã hội như trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan cấp quận, phường, được đầu tư cải tạo đồng bộ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tiến sĩ Tô Thị Toàn, hiệu quả đạt được còn rất thấp, do quá tải về dân số (66.600 người), số dân sống trong di tích 562 hộ, các trường học 39 hộ, các công sở là 148 hộ (Số liệu Quận Hoàn Kiếm 2010).

Phải tạo dựng nơi đến mang đặc trưng tương tự như Phố cổ hiện tại
Phải tạo dựng nơi đến mang đặc trưng tương tự như Phố cổ hiện tại (Ảnh:K.Tiến)

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 thì mật độ dân số khu Phố cổ Hà Nội 500 người/ ha(2020). “Giảm dân số cùng với việc giãn dân đang là yêu cầu tất yếu để đảm bảo tốt nhất cho công tác Bảo tồn, tôn tạo, nâng cao chất lượng sống và cải thiện môi trường, cơ sở hạ tầng chất lượng đô thị và tạo động lực phát triển đô thị bền vững.

Không những thế việc giảm mật độ dân số khu Phố cổ Hà Nội sẽ đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị, góp phần bảo tồn duy trì được nếp sống văn hóa truyền thống lâu dài của Thủ đô Hà Nội”, Tiến sĩ Tô Thị Toàn nhấn mạnh.

Cũng theo bà Toàn, mục tiêu chung giãn dân khu Phố cổ Hà Nội là nâng cao chất lượng sống và cải thiện môi trường, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đô thị và tạo động lực đô thị phát triển bền vũng.

Tuy nhiên việc giãn dân di dời nơi ở khác được ít người dân ủng hộ bởi giá trị thương hiệu của khu Phố cổ Hà Nội là quá lớn, cho dù tạo điều kiện tốt hơn như: Giá đền bù cao, xây dựng khu mới tốt hơn nơi đang ở, người dân vẫn muốn bám trụ lại vì là vị trí đắc địa, kinh doanh thuận lợi, dịch vụ việc làm đa dạng. Ngoài ra các giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và truyền thống cũng là những yếu tố níu chân nhiều người dân.

Để phục vụ việc giãn dân khu Phố cổ, Thành phố đã dành khu đất Việt Hưng (Gia Lâm – Hà Nội) và đã có một số cơ chế, chính sách. Trong các dự án đã thực hiện, đã di dời chủ yếu một số lượng hộ dân sống trong di tích, đình, đền, chùa, trường học, cơ quan, khoảng 100 hộ là quá ít.

Do vậy, để bảo tồn tôn tạo, phát triển khu Phố cổ Hà Nội nhằm nâng cao điều kiện sống người dân Phố cổ, theo Tiến sĩ Tô Thị Toàn cần có những chính sách hỗ trợ trong quá trình thực hiện dự án để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trong quá trình tham gia bảo tồn, tôn tạo phát triển khu Phố cổ Hà Nội; cần tuyên truyền, vận động người dân trong cộng đồng khu Phố cổ Hà Nội tham gia tích cực ủng hộ dự án giãn dân khu Phố cổ Hà Nội, thuyết phục, tuyên truyền giáo dục, thậm chí cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, nhằm giảm quá tải về nhà ở, dân số, tạo một mô hình chuẩn mực về thể chế chính sách như chính sách bán nhà, thuê nhà, đền bù, hỗ trợ việc làm, người tự nguyện di dời…thì cũng cần tổ chức quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới, phục vụ riêng cho việc giãn dân khu Phố cổ Hà Nội.

Đồng thời, tạo dựng mô hình phát triển kinh tế mới đa dạng, ổn định nhằm nâng cao mức sống của người dân khu Phố cổ Hà Nội. Tạo dựng một môi trường sống mới có chất lượng cao về đời sống văn hóa tinh thần, duy trì nếp sống văn hóa lâu đời của khu Phố cổ Hà Nội.

“Về quan điểm giãn dân tái định cư là phải phù hợp với nguyện vọng và đối tượng xã hội mà vẫn duy trì được tính truyền thống và năng động của khu Phố cổ Hà Nội. Việc giãn dân tái định cư khu Phố cổ Hà Nội là của Thành phố kết hợp tổng hòa các biện pháp kinh tế - hành chính và giá trị truyền thống”, bà Toàn nhấn mạnh../

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.

Tin khác

Giao Công an xác minh nguyên nhân 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

Giao Công an xác minh nguyên nhân 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

(LĐTĐ) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, Thành phố sẽ có văn bản chỉ đạo giao Công an Thành phố xác minh làm rõ liên quan tới sự việc báo chí phản ánh 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc thời gian vừa qua.
Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

(LĐTĐ) Mặc dù đã được các lực lượng nhanh chóng đưa từ hầm ga lên, tuy nhiên, cả ba nạn nhân đều đã tử vong.
Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

(LĐTĐ) UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành văn bản về việc thay đổi thời gian tổ chức thực hiện kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung).
Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị chính quyền các quận huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị liên quan không tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đối với các đơn vị chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Sở GTVT Thành phố.
Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

(LĐTĐ) Năm 2024, quận Ba Đình có 49 dự án với tổng diện tích 24,06 ha được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đã xuống cấp, không bảo đảm quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, không đáp ứng tiêu chí đô thị… Bài toán cải tạo, xây dựng chợ không phải là mới nhưng vẫn là khó giải khi chưa thể hài hòa hết lợi ích của các bên.
Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

(LĐTĐ) Chung cư cũ vốn là sản phẩm khá kén khách bởi thời gian xây dựng đã lâu, diện tích nhỏ, thiếu tiện tích sinh hoạt và xuống cấp. Tuy vậy, cùng với cơn sốt của thị trường chung cư nói chung, loại hình nhà ở này bỗng nhiên lại được nhiều người quan tâm, kéo theo giá bán tăng lên từng ngày.
Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ đã tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông..., phục vụ Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Công an quận Hai Bà Trưng đã bố trí lực lượng phân luồng chống ùn tắc giao thông, nhất là địa điểm tổ chức, tuyến đường liên quan các hoạt động của lễ hội...
Xem thêm
Phiên bản di động