Giá trị di sản của khu Phố cổ Hà Nội phục vụ phát triển du lịch
Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể khu phố cổ Thăng Long - Hà Nội Phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội |
Nằm cạnh hồ Hoàn Kiếm, khu Phố cổ Hà Nội bao gồm 78 tuyến phố, được xác định bởi: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật; với 121 công trình, di tích đền, chùa, miếu và nhiều công trình nhà ở có giá trị, trong đó có hơn 200 công trình nhà ở có giá trị đặc biệt.
Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo với những mái ngói rêu phong cổ kính, những ngôi nhà nhỏ hình ống xen kẽ, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian kiến trúc cổ đa dạng, sinh động. Trong không gian đó rất đặc trưng với sự tồn tại của những phố nghề, nhiều tên phố bắt đầu bằng từ “Hàng”, tiếp đó là một từ chỉ nghề nghiệp nào đó như Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Thiếc... Khác với các phố cổ khác trên thế giới, Phố cổ Hà Nội hiện nay là nơi diễn ra đồng thời nhiều hoạt động của đời sống xã hội.
Phố cổ Hà Nội là hiện hữu của Kinh thành Thăng Long xưa (ảnh minh họa: M.Q) |
Khu 36 phố phường xưa và nay với nhiều hoạt động sôi nổi cả ngày lẫn đêm, là một trung tâm kinh tế, văn hoá đa dạng. Bên cạnh các giá trị văn hoá vật thể (đánh giá đơn thuần về công trình kiến trúc), thì các giá trị văn hoá phi vật thể tạo nên cái hồn của phố cổ. Hà Nội là đất Kinh Đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, tinh tuý của mọi miền quê.
Di sản văn hoá phi vật thể Hà Nội khá đậm đặc, nó đã phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội; phản ánh qua một số loại hình của bộ phận di sản văn hóa phi vật thể như: làng nghề, phố nghề, sinh hoạt lễ hội, phong cách sống, ẩm thực...
Phố cổ Hà Nội là khu vực tập trung nhiều nghề thủ công nhất, và có nhiều Lễ hội dân gian Hà Nội cổ truyền gắn bó các thành viên của cộng đồng lại với nhau. Một khía cạnh văn hiến trong khu Phố cổ Hà Nội là tâm linh hướng tổ, tức lòng ngưỡng mộ tổ tiên, hướng về cội nguồn. Dù ở bốn phương qui tụ về đây nhân dân vẫn luôn nhớ về làng quê gốc cũ. Khu Phố Cổ chính là nơi đã lưu giữ, ngoài những công trình văn hoá còn có nhiều giá trị tinh thần mà ngày hôm nay có thể giúp chúng ta nhìn ra những khía cạnh khác nhau của tâm hồn người Thăng Long xưa để lựa chọn, thừa kế, xây dựng một khu Phố cổ trong lòng thành phố Hà Nội.
Trong phần tham luận tại Hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội trong tiến trình phát triển Thăng Long – Hà Nội”, Thạc sĩ Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội khẳng định: “Khu phố cổ Hà Nội thực sự là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Di sản Phố cổ Hà Nội là kho báu của du lịch Thủ đô, có sức hút mạnh mẽ với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Ta có thể tiếp cận qua cảm xúc, đánh giá của báo chí và người nước ngoài khi đến với Hà Nội và khu phố cổ: “Hà Nội đầy hoài niệm thể hiện trong khu phố cổ, sự tĩnh lặng nơi Hồ gươm, sự pha trộn cuộc sống với lối kiến trúc Pháp. Một sự kết hợp văn hoá, vâng đây chính là cửa ngõ để tôi khám phá về những vùng đất khác của Việt Nam" (CNN)”.
Theo thống kê của các đơn vị lữ hành lớn, khoảng 60% lượng khách khi tham gia vào những hành trình du lịch khu vực phía Bắc đều đến tham quan phố cổ. Dưới góc nhìn của doanh nghiệp lữ hành, phố cổ là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch quốc tế, bởi nơi đây vẫn giữ được những nét độc đáo của Hà Nội, những món ăn ngon nức tiếng. Bên cạnh đó, số ít người dân nơi đây vẫn lưu giữ và tiếp tục phát triển những nghề truyền thống mà cha ông đã để lại. Người dân phố cổ cũng có nét văn hóa riêng, từ tập tục đến phong cách sống và đây là điều không nơi nào có được.
Phố cổ Hà Nội hiện nay là nơi diễn ra đồng thời nhiều hoạt động của đời sống xã hội. (ảnh minh họa: B.T) |
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm thu hút mạnh mẽ với du khách, Thạc sĩ Trần Trung Hiếu cũng cho rằng, khu Phố cổ là điểm đến đặc biệt hấp dẫn du khách khi đến Hà Nội, tuy nhiên dù đã được khai thác nhiều năm nhưng du lịch phố cổ vẫn chưa khai thác tương xứng với giá trị, tiềm năng vốn có và các mục tiêu phát triển.
Phố cổ có nhiều điểm, di tích để tham quan, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống phong phú, giàu bản sắc song chưa được kết nối thành tour tuyến một cách chuyên nghiệp. Còn thiếu các cơ sở dịch vụ đăng ký hệ thống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (hiện mới có Hanoia, Tanmy Design) để giới thiệu với du khách.
Vấn đề quản lý trật tự đô thị, đối tượng xấu lừa đảo, chèo kéo, "chặt chém" du khách, quản lý vỉa hè cho khách bộ hành, điểm dừng đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường đường phố, quản lý rác thải, an toàn thực phẩm... cần được tăng cường để đảm bảo thông điệp hình ảnh an toàn, thân thiện tới du khách.
Theo ông Trần Trung Hiếu, mục tiêu của ngành Du lịch Hà Nội là tập trung khai thác bền vững, hiệu quả giá trị các di sản tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn, với mong muốn tạo mọi cơ hội để đưa du khách đến với di sản và có những sản phẩm hoàn chỉnh để du khách được trải nghiệm ấn tượng.
Sở Du lịch Hà Nội cũng thống nhất, ủng hộ và phối hợp chặt chẽ trong triển khai các nội dung trong các chương trình, đề án, dự án mà quận Hoàn Kiếm đang triển khai về phát triển du lịch trên địa bàn.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29