Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?
Uống nước dừa vào thời điểm nào là tốt nhất? Những ai không nên uống nước dừa? |
Cây vối là cây thực vật thân gỗ, có hoa. Chiều cao của cây trung bình là 5m với đường kính vào khoảng 50cm. Hai loại cây vối là cây vối nếp với lá nhỏ và cây vối tẻ với lá xanh thẫm, hình thoi.
Vỏ cây màu đen, nhẵn, nứt theo chiều dọc. Cành cây tròn, lá màu xanh, phiến dày và cứng, hình bầu dục và dần nhọn lại ở đầu lá. Ở dưới lá thường có các chấm đen. Mùi lá thơm dễ chịu, vị lá đắng và khá chát.
Hoa cây vối màu trắng, bắt đầu xuất hiện từ tháng 5-7 hàng năm, thường mọc theo cụm và không có cuống hoa.
Cây vối được trồng nhiều ở vùng trung du Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng ở Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Thanh Hóa, Yên Bái. Cây thường được trồng để lấy lá và hoa để pha trà và đun lấy nước uống.
Về thành phần, trong lá vối có tinh dầu, alkaloid, vitamin, tanin và các khoáng chất.
Nước vối tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể uống được. |
Lá vối chữa được bệnh gì?
Theo bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân, cây vối không chỉ là thức uống dùng để giải nhiệt mà còn là loại thuốc nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Điều trị các bệnh đường tiêu hóa
Trong lá vối chứa các hoạt chất có tác dụng kích thích dạ dày tiết dịch, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Uống nước lá vối có thể giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn và tăng cường quá trình chuyển đổi chất trong hệ tiêu hóa.
Tanin và tinh dầu chứa trong lá có chức năng bảo vệ ruột và đại tràng cũng như kháng khuẩn, giảm đau bụng và ngăn ngừa đi ngoài phân sống.
Điều trị bệnh tiểu đường
Trong nụ hoa cây vối có chất flavonoid giúp đường huyết ổn định và còn hỗ trợ giảm mỡ máu. Sử dụng lá vối giúp cơ thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường.
Điều trị bệnh ngứa, lở loét
Lá vối bên cạnh giúp ổn định đường huyết ra thì còn chứa các hoạt chất kháng viêm và sát khuẩn. Sử dụng nước lá vối để hạ nhiệt, tránh mụn nhọt do thân nhiệt cũng đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, các chất này còn tác dụng trị lở ngứa, nấm, chốc đầu, hỗ trợ tái tạo làn da và ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển trở lại.
Điều trị bệnh gout
Bệnh gout để lại nhiều khó chịu cho người bệnh do tình trạng viêm khớp kéo dài. Nhiều người sử dụng lá và nụ của cây vối để thúc đẩy thải độc và lợi tiểu, giúp quá trình đào thải axit uric diễn ra nhanh hơn. Vì vậy mà sử dụng cây vối có khả năng ngăn ngừa bệnh gout phát sinh trở lại.
Giảm mỡ máu
Trong lá vối chứa beta-sitosterol, vitamin và khoáng chất có công dụng đẩy mạnh quá trình giảm mỡ máu và kích thích chuyển hóa cholesterol hiệu quả.
Lá vối và quả vối. |
Những ai cần hạn chế uống nước vối?
Một số chuyên gia y tế cho biết nước vối tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng một số nhóm người không phù hợp uống loại nước này:
- Không dùng nước vối cho người có thể trạng gầy yếu suy nhược.
- Không nên dùng nước vối cho trẻ em dưới 12 tuổi do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu. Ngoài ra, phụ nữ có thai không nên dùng nước vối quá nhiều, quá đặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bài tiết.
- Những người đang điều trị bệnh, sử dụng thuốc tây y, thuốc nam không nên uống nước lá vối, vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc đang sử dụng. Nếu muốn sử dụng lá vối làm nước uống, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước vối
- Không uống nước vối khi đói, vì lá vối tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột do đó, uống khi đói sẽ khiến bụng cồn cào khó chịu.
- Sử dụng lá vối khô sẽ tốt hơn vì trong lá vối tươi thường chứa lượng chất kháng khuẩn nhiều hơn. Hơn nữa, nếu sử dụng kéo dài lá vối tươi có thể ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể, hao huyết.
- Nên chia ra nhiều lần uống trong ngày, không uống nhiều nước vối một lúc.
- Không uống sau ăn vì có thể ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.
- Chọn lá vối có chất lượng tốt, sạch sẽ, không bị phun thuốc trừ sâu, có chứa thành phần chất bảo quản có hại cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin giải đáp về nước vối và những người không nên uống nước vối. Hãy uống nước vối đúng cách để tốt cho sức khoẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái
Tin khác
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ
Y tế 07/09/2024 16:07
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM
Y tế 07/09/2024 14:07
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Y tế 06/09/2024 17:55
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi
Y tế 06/09/2024 16:55
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3
Y tế 05/09/2024 20:36
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện
Y tế 04/09/2024 18:02
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9
Y tế 03/09/2024 21:35
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Y tế 03/09/2024 19:38
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính
Y tế 03/09/2024 06:08
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ
Y tế 02/09/2024 18:20