Cơ hội việc làm bền vững cho lao động nữ di cư: Cần thêm giải pháp hỗ trợ
Doanh nghiệp chung tay vì bình đẳng giới và việc làm bền vững với nữ lao động di cư | |
Tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, nhà trọ an toàn cho lao động di cư | |
Nhọc nhằn cuộc sống nữ lao động di cư |
Đối mặt với nhiều khó khăn
Suốt hơn 10 năm nay, con đường ngõ mòn vẹt bên sườn chợ đầu mối Long Biên là lối đi về quen thuộc của chị Nguyễn Thị Động (56 tuổi), quê ở Ân Thi, Hưng Yên. Kinh tế gia đình khó khăn, chị và con gái bị tim bẩm sinh buộc phải tha hương, lên Hà Nội làm thuê mưu sinh. Công việc của chị là gánh hàng thuê ở chợ đêm Long Biên; 21 giờ đêm chị rời chỗ trọ, quần quật làm cho đến sáng sớm hôm sau.
Khó khăn với những lao động nữ di cư không chỉ dừng lại ở chỗ tìm kiếm được việc làm ổn định, mà còn kéo theo rất nhiều “cái khó” khác như chỗ ở, chỗ gửi con, các chế độ xã hội… Ảnh: Giang Nam |
Lấy đêm làm ngày nên chị Động cũng chẳng mấy chú ý đến chỗ ở của mình. Chỉ có thể gọi đó là nơi tá túc bởi căn phòng trọ của chị Động chỉ khoảng 8m2, đặt được một tấm phản làm giường. Phòng lợp mái tôn, bao bởi 4 bức tường gạch. Ấy vậy, mỗi tháng chị phải đóng 800.000 đồng cho căn phòng trọ thuê ẩm thấp đó.
Theo lời chị Động, dù công việc vất vả xuôi ngược nhưng mỗi đêm chở hàng thuê ở chợ chị cũng chỉ kiếm được vài chục nghìn đồng. “Hôm nào kiếm được nhiều mối thuê chở hàng thì mình còn có thu nhập, chứ tính tổng thể thu nhập cũng không được là bao. Đó là chưa kể mỗi tháng phải có tiền điện nước, tiền thuốc men cho con…”, chị Động chia sẻ.
Kết quả khảo sát thuộc Dự án “Phát triển thị trường lao động và việc làm” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành cho thấy, chủ yếu các lao động di cư từ nông thôn ra thành thị đều nhằm mục đích tìm kiếm cho mình một công việc có thể mang lại thu nhập cao hơn. Lực lượng này thường là những lao động trẻ tuổi (trong độ tuổi từ 18 - 35), tỷ lệ nữ giới cao hơn, chiếm khoảng 60%, tỷ lệ nam khoảng 40%. Do chưa qua đào tạo, không có chuyên môn kỹ thuật, công việc của lao động di cư chủ yếu là những công việc chân tay, không ổn định, môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm... |
Chợ Long Biên là chợ đầu mối lớn, chuyên cung cấp các mặt hàng nông sản cho người dân Thủ đô. Đây cũng là nơi tập trung nhiều lao động nữ tự do đến từ các tỉnh. Khi đêm xuống, họ bước vào guồng mưu sinh nhọc nhằn. Và chị Nguyễn Thị Động cũng chỉ là một trong hàng nghìn lao động nữ từ nông thôn di cư về đây tìm việc làm.
Theo tìm hiểu, khó khăn với những lao động nữ di cư không chỉ dừng lại ở chỗ tìm kiếm được việc làm ổn định, mà còn kéo theo rất nhiều “cái khó” khác như: Chỗ ở, chỗ gửi con và nhất là không được hưởng các chế độ xã hội vì không có hộ khẩu ở nơi di cư đến.
Theo nghiên cứu của Mạng lưới hành động vì lao động di cư (Mnet), năm 2019, Việt Nam sẽ có 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị, chiếm khoảng 5% dân số cả nước. Trong đó, phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao, từ 42% năm 1989 lên 54% năm 2013 và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Đáng chú ý, lao động di cư là nữ đang phải làm công việc thiếu ổn định, thu nhập thấp. Tuy nhiên, nhiều chính sách an sinh xã hội chủ yếu quy định theo hộ khẩu thường trú, gây khó khăn cho lao động nữ di cư, khiến họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản, nhất là bảo hiểm y tế...
Cần thêm điểm tựa
Thực tế, những khó khăn của lao động nữ di cư đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ. Minh chứng dễ thấy là đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi, quan tâm thiết thực được triển khai đến nhóm đối tượng này. Chẳng hạn, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, từ tháng 5/2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thông tin về chính sách giá điện đối với công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở được áp một mức giá điện sinh hoạt của bậc 3 (1.858 đồng/kWh chưa bao gồm VAT) thay cho mức giá chủ nhà thu cao gấp 2 đến 3 lần trước đó.
Ngoài ra, một số địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội còn thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ nhập cư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội còn thường xuyên mở phiên giao dịch việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm và sàn giao dịch việc làm vệ tinh. Nhờ đó, nhiều lao động di cư tìm được việc làm phù hợp.
Ngoài việc giúp lao động nữ di cư từng bước ổn định cuộc sống, Hà Nội còn tạo điều kiện để tổ chức xã hội, các tổ chức phi Chính phủ cùng nhập cuộc. Plan International Việt Nam là một ví dụ. Theo đó, Plan International Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội”.
Qua đó, đã cung cấp thông tin, tư vấn về nơi ở, việc làm và cơ hội học tập cho khoảng 2.000 nữ lao động. Chia sẻ thêm thông tin, tại buổi ra mắt ứng dụng di động mang tên “Hành trình an toàn” được tổ chức mới đây, ông Lưu Quang Đại, Quyền giám đốc quốc gia Plan International Việt Nam cho biết, đơn vị đang tích cực triển khai ứng dụng “Hành trình an toàn”. Ứng dụng này sẽ giúp những người lao động xa nhà, đặc biệt là phụ nữ trẻ xua đi nỗi lo toan về nhà trọ, việc làm, giúp họ có một cuộc sống an toàn và công việc ổn định hơn.
Theo Plan International Việt Nam, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, nhu cầu tìm việc mưu sinh của người lao động là rất lớn, dẫn đến hiện tượng di cư ồ ạt đến các thành phố lớn như Hà Nội, nơi có thị trường lao động sôi động. Đi cùng lựa chọn di cư là những lo toan về công việc, chỗ ở, khả năng thích ứng với môi trường mới của người lao động...
Những khó khăn này càng trở nên thách thức hơn đối với phụ nữ, đặc biệt là nữ thanh niên tuổi đời từ 18 – 30. Họ là những người trẻ, nhiệt tình nhưng lại thiếu thông tin, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm sống. Do đó việc ra mắt ứng dụng “Hành trình an toàn” với nền tảng là một ứng dụng di động sẽ hướng tới nhóm đích là người di cư lên thành phố tìm kiếm các cơ hội thay đổi cuộc sống và công việc.
Các chức năng chính của ứng dụng là kết nối thông tin về nhà trọ, việc làm và cung cấp các thông tin hữu ích cho cuộc sống an toàn nơi thành phố. Sản phẩm tạo ra một không gian kết nối linh hoạt giữa người thuê trọ và chủ nhà trọ, người tìm việc và nhà tuyển dụng, giúp họ tiết kiệm chi phí, thời gian, công việc và đạt hiệu quả cao.
Những nỗ lực thiết thực của các ngành chức năng, và Plan International Việt Nam là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thời gian tới, để giúp nữ lao động di cư được tiếp cận nhiều hơn với chính sách an sinh xã hội, thì các ngành chức năng cần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, tạo độ bao phủ rộng trong bảo vệ quyền lợi cho lao động di cư.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người lao động về các chính sách an sinh xã hội, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho người lao động khám, chữa bệnh… Tất cả nhằm giúp nữ lao động di cư có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21