Nữ cán bộ hòa giải gần dân, sát cơ sở

(LĐTĐ) Với lòng nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc, bà Thái Thị Thanh Năm (trú tại Tổ dân phố số 10, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) và các thành viên trong Tổ đã hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, góp phần tạo nên sự gắn kết tình làng, nghĩa xóm cho người dân trong khu dân cư.
Công tác hòa giải ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả Nhân rộng hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” Nâng cao nhận thức của người dân qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến

Nhiệt tình, trách nhiệm trong mỗi vụ việc

Sau khi nghỉ hưu, bà Năm về tham gia công tác tại địa phương, bà đã có hơn 30 năm tuổi Đảng và hơn 10 năm làm Tổ trưởng Tổ dân phố. Tham gia nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng vì lòng nhiệt tình, tận tụy, trách nhiệm, sắp xếp công việc khoa học nên bà Năm đều hoàn thành tốt.

Nữ cán bộ hòa giải gần dân, sát cơ sở
Bà Thái Thị Thanh Năm luôn trách nhiệm với công tác hòa giải cơ sở, bà đã giúp người dân trong khu dân cư giải quyết nhiều tranh chấp, khiếu nại.

Với lối sống giản dị, chân thành, hòa nhã, luôn gương mẫu trong công tác, bà Năm đã góp phần làm tốt công tác hòa giải, duy trì được sự đoàn kết bà con trong khu dân cư, hòa giải thành công nhiều vụ khiếu kiện, tranh chấp, đơn thư kéo dài.

Gắn bó với công tác hòa giải ở cơ sở trong nhiều năm, bà Năm tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về hòa giải từ việc tranh chấp đất đai, phân chia tài sản thừa kế, mâu thuần hôn nhân, gia đình, tranh chấp giữa các hộ gia đình khi xây dựng nhà... Trong đó, có những vụ việc phức tạp, kéo dài khiến bà phải mất nhiều thời gian, công sức đi đến vận động, hòa giải nhiều lần mới thành công.

Bà Năm cho biết, hòa giải cơ sở là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên theo quy định của pháp luật. Do đó, kết quả hòa giải thành hay không thành còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tranh chấp có tìm ra được giải pháp giải quyết tranh chấp không.

Các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba làm trung gian hòa giải, giúp họ đạt được thỏa thuận, tìm ra được hướng giải quyết tranh chấp, chấm dứt bất đồng, xung đột. Bên thứ ba chính là hòa giải viên, có vai trò trung lập và độc lập với các bên tranh chấp.

“Để đạt tỉ lệ hòa giải thành cao, bản thân người đứng đầu tổ hòa giải phải gương mẫu, uy tín với người dân. Ngoài ra, làm công tác hòa giải phải am hiểu pháp luật mới hòa giải thành công các vụ tranh chấp. Hòa giải viên phải nắm rõ, nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên tranh chấp không được trái với quy định của pháp luật, phải phù hợp đạo đức xã hội, không xâm phạm lợi ích hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước hoặc người thứ ba”, bà Năm bộc bạch.

Với cách làm đó, rất nhiều vụ mâu thuẫn trong nhân dân đã được bà Năm chọn hướng giải quyết một cách thấu tình, đạt lý, có lợi cho đôi bên. Khi có vụ việc phát sinh bà sẽ chủ động nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân sự việc, rồi đến tận nơi để tìm hiểu, xác minh, tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Hòa giải thành sau một năm kiên trì “bám” cơ sở

Nhiều năm gắn bó với công việc, bà Năm đã có rất nhiều kỷ niệm, đó là những ngày miệt mài, quên ăn, quên ngủ, gác lại việc gia đình để tìm hiểu, phân tích, giảng giải cho mọi người thấu hiểu vấn đề, không phát sinh mâu thuẫn, khiếu kiện.

Nữ cán bộ hòa giải gần dân, sát cơ sở
Đội thi Hòa giải viên của thành phố Hà Nội tham gia hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV vòng thi toàn quốc (Ảnh: Khánh Huy).

Trò chuyện với chúng tôi, bà Năm vẫn nhớ như in vụ hòa giải thành sau gần một năm kiên trì “bám” cơ sở. Đó là câu chuyện gia đình ông A cho anh H thuê nhà để làm cơ sở thực nghiệm về các loại gạch, gia đình bà B làm đơn kiện vì việc thực nghiệm gạch gây tiếng ồn ảnh hưởng đến gia đình bà cùng hàng xóm xung quanh.

Ngay khi nắm được thông tin về đơn kiện của bà B, bà Năm đã cùng thành viên tổ hòa giải xác minh sự việc. Được biết, nhà bà B nằm cạnh căn nhà mà anh H thuê để làm việc và có gây ra tiếng ồn. Tổ dân phố đã nhắc nhở anh H không được sản xuất trong khu dân cư, tuy nhiên, anh H cho biết, cơ sở của anh không sản xuất sản phẩm mà chỉ làm đồ thử nghiệm để làm mẫu trưng bày. Anh H cũng đã xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ hợp pháp do cơ quan chức năng cấp phép được hoạt động tại địa chỉ này và có thời hạn đến 5 năm.

Sau đó, tổ hòa giải đã phân tích cho bà B hiểu và nắm rõ sự việc, không thể yêu cầu anh H dừng công việc theo ý của bà B vì anh H có đủ điều kiện hợp pháp để tiếp tục làm việc tại cơ sở này, song bà B vẫn không chấp nhận và tiếp tục gửi đơn kiện.

Để hòa giải mâu thuẫn giữa các bên, mang lại bình yên cho khu phố, bà Năm cùng tổ hòa giải đã mời gia đình bà B và anh H đến họp. Vừa phân tích về lý, vừa động viên về tình để cả hai bên cùng thấu hiểu những khúc mắc của nhau nhằm giải quyết vấn đề cho ổn thỏa. Sau nhiều lần tổ hòa giải tổ chức họp vẫn không thành…

Sau khi xém xét lại mọi việc, nghiên cứu và đưa ra những ý tưởng phù hợp, bà Năm tiếp tục mời hai bên đến họp và đi đến thống nhất là cơ sở của anh H phải làm tường cách âm, không được làm việc trong giờ nghỉ trưa tránh ảnh hưởng đến khu dân cư. Tuy nhiên anh H không đồng ý vì làm tường cách âm tốn nhiều kinh phí trong khi tài chính công ty anh còn nhiều khó khăn, hơn nữa anh có giấy tờ cấp phép đầy đủ chứ không phải làm sai quy định.

Cứ vậy, sau gần một năm kiên trì xuống cơ sở, gặp các bên để tuyên truyền, vận động, áp dụng những kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết của bản thân về pháp luật và những lý lẽ sâu sắc trong đời sống.

Với anh H, bà Năm động viên anh mặc dù công việc anh đang làm có đầy đủ giấy tờ, được cấp phép nhưng mỗi người sống ở đâu cũng cần có bà con, lối xóm, thực tế công việc của anh đang gây tiếng ồn, bụi, ảnh hưởng tới những người xung quanh, khi bớt chi phí làm tường cách âm, giúp mọi người bớt bị ảnh hưởng như vậy cả khu dân cư, ai nấy đều vui vẻ, công việc của anh cũng thuận lợi hơn.

Còn với bà B, bà Năm khuyên bà không nên quá khắt khe, cần tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển tài năng, công việc, để đóng góp cho khu dân cư, khu phố thêm khởi sắc. Với sự nhẹ nhàng phân tích, cả về tình, về lý, “mưa dầm, thấm lâu”, dần dần bà B, anh H hiểu rõ vấn đề và không còn khiếu kiện, hai bên gặp nhau vui vẻ.

Từ những việc làm đầy nhiệt huyết của bà Năm và các thành viên trong tổ hòa giải mà các mâu thuẫn trong tổ dân phố đều được giải quyết, hạn chế tối đa khiếu nại vượt cấp, kéo dài. Từ đó tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn trong thời gian dài được giữ vững, tạo được sự tin yêu, gắn bó trong nhân dân.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phúc Thọ và Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ đã phối hợp tổ chức Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Xem thêm
Phiên bản di động