Nhân rộng hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”

(LĐTĐ) Công tác hòa giải ở cơ sở giữ vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư. Thời gian qua, quận Tây Hồ luôn chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng công tác hòa giải, đội ngũ hòa giải viên, đặc biệt tiếp tục phát huy hiệu quả, nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”.
Đẩy mạnh cải cách hành chính với mô hình "Công dân số" Hiệu quả từ những mô hình hợp tác xã kiểu mới Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Tỉ lệ hòa giải thành đạt 85%

Hiện nay, trên địa bàn quận Tây Hồ có 108 Tổ hòa giải tại 108 Tổ dân phố với 665 hòa giải viên. Việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả.

Nhân rộng hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Đội thi hòa giải viên thành phố Hà Nội trong phần thi tiểu phẩm tại Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2023. (Ảnh: Khánh Huy)

Trong 10 năm qua, trên địa bàn quận đã phát sinh 957 vụ việc, liên quan đến mâu thuẫn tranh chấp trong các lĩnh vực như đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng, môi trường, sinh hoạt cộng đồng, các Tổ hòa giải cơ sở đã tổ chức hòa giải thành 815 vụ việc, đạt 85%.

Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, Ủy ban nhân dân quận - Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận chỉ đạo các phòng, ngành, Ủy ban nhân dân các phường chủ động phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền hòa giải, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia công tác hòa giải cơ sở, nhất là xây dựng “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Mô hình đã được các phường triển khai với các tiêu chí cụ thể: Phát hiện vụ việc kịp thời, tổ chức hoà giải tốt; tỉ lệ hòa giải thành đạt từ 80 đến 85% trở lên; Phối hợp với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở cơ sở, các Tổ hoà giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở tốt.

Các hòa giải viên được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hoà giải; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng cho hòa giải viên; định kỳ giao ban 6 tháng, hàng năm trao đổi kinh nghiệm hòa giải, báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động hòa giải; ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định.

Qua việc triển khai thực hiện các mô hình, công tác hòa giải ở cơ sở đã có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên phong trào thi đua tại các Tổ hòa giải trong xây dựng mô hình "Tổ hòa giải 5 tốt”, góp phần tạo động lực cho các hòa giải viên tích cực thực hiện công tác hòa giải nhằm đạt danh hiệu “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Tổ hòa giải 5 tốt đã chủ động, kịp thời nắm bắt và hòa giải những mâu thuẫn phát sinh, những vấn đề dân sinh bức xúc. Hàng tháng, hàng quý đều tổ chức họp giao ban để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm những tồn tại, hạn chế và đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tiếp theo. Trong 10 năm qua, trên địa bàn quận Tây Hồ đã có 282 Tổ hòa giài được công nhận là “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Nhân rộng các cách làm hay

Là một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả, bà Nguyễn Thục Lương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, 10 năm qua, Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân luôn chú trọng triển khai kế hoạch hoạt động của Tổ hòa giải một cách đồng bộ, hiệu quả.

Nhân rộng hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Ông Quách Ngọc Phong - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ hòa giải số 7, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (đứng giữa) cùng các đồng chí cán bộ tại khu dân cư luôn gần dân, sát dân để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Hiện nay, phường có 9 Tổ hòa giải với 88 hòa giải viên. Đội ngũ hòa giải viên của phường đa số là thành viên của Ban công tác Mặt trận, Chi hội đoàn thể, tổ dân phố, có tinh thần trách nhiệm thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của tổ dân phố, thông qua các hoạt động hàng ngày, hòa giải viên nắm được các mâu thuẫn mới phát sinh, mâu thuẫn đã tồn tại lâu trong tổ dân phố.

Khi phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp cần hòa giải, tùy thuộc tính chất, mức độ vụ việc mà Tổ trưởng Tổ hòa giải lựa chọn, cử hòa giải viên phù hợp để tổ chức hòa giải vụ việc theo quy định. 10 năm qua, Tổ hòa giải của phường đã tiếp nhận và tiến hành hòa giải 73 vụ việc, hầu hết số vụ việc được hòa giải thành và đạt tỉ lệ cao.

Ngay từ cấp cơ sở, các thành viên trong Tổ hòa giải cũng luôn nhiệt huyết, trách nhiệm thực hiện hiệu quả công việc. Trong 10 năm qua, Tổ dân phố số 7 (phường Phú Thượng) luôn là tổ dân phố văn hóa, không có điểm nóng về trật tự an ninh, bà con sống đoàn kết gắn bó, tình làng nghĩa xóm được củng cố, không có các vụ việc khiếu kiện tụ tập đông người, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương được thực hiện nghiêm cũng là nhờ làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở.

Trong thời gian qua Tổ hòa giải số 7 (phường Phú Thượng) đã hòa giải thành công 6 vụ chủ yếu là tranh chấp đất đai và xích mích, mâu thuẫn gia đình. Đặc biệt có vụ tranh chấp đất đai đã có đơn ra chính quyền, khi Tổ hòa giải tiếp nhận hồ sơ mà cơ quan tư pháp phường giao lại, tiến hành hòa giải và đã thành công. Đơn được rút, tình cảm gia đình được hàn gắn…

“Thông qua các vụ hóa giải chúng tôi mới thấy được sự phức tạp và khó khăn của hòa giải viên khi phải hòa giải một vụ việc nào đấy. Bởi trong công tác hòa giải, không phải lúc nào mình đưa những điều đã học hoặc áp dụng Luật hòa giải mà thành công, thực tế đã chứng minh có những vụ tưởng không thể thành công thì lại bắt đầu bằng những điều đơn giản. Chúng tôi cho rằng hòa giải phải xuất phát từ sự hiểu biết pháp luật, sự chân thành và biết vận dụng sáng tạo tình cảm vào công tác hòa giải thì sẽ thành công”, ông Quách Ngọc Phong - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ hòa giải số 7, phường Phú Thượng chia sẻ.

Từ những hiệu quả, có thể khẳng định mục tiêu cao nhất và cuối cùng của công tác hòa giải là nhằm hóa giải các tranh chấp, giữ gìn, bảo vệ khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Nhờ vậy, công tác hòa giải đã khẳng định được vị trí, vai trò và hiệu quả của mình, góp phần giữ gìn đoàn kết trong nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Xem thêm
Phiên bản di động