Nới hạn mức tín dụng cho ngân hàng: Khơi thông các dòng vốn cho phát triển

(LĐTĐ) Có khá nhiều chính sách tích cực từ đầu tháng 9, đang ủng hộ hoạt động tăng tốc phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động của hệ thống ngân hàng.
“Siết” tín dụng, thị trường bất động sản được thanh lọc? Tạo nguồn lực ổn định triển khai chương trình chính sách tín dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa đồng loạt nới hạn mức tín dụng cho 15 ngân hàng. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước mạnh tay nới hạn mức tín dụng với mức điều chỉnh cấp thêm từ 1% - 4% cho các ngân hàng thương mại.

Nới hạn mức tín dụng cho ngân hàng: Khơi thông các dòng vốn cho phát triển
Ảnh minh họa.

Từ sau kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái thực hiện phân bổ hạn mức tín dụng còn lại trong khoảng hơn 4% của tổng chỉ tiêu tín dụng toàn ngành năm nay, 14% cho các ngân hàng theo tiêu chí về “sức khỏe” tài chính, quy mô tín dụng, hỗ trợ cơ cấu tổ chức tín dụng. Theo đó, tạm thời nỗi lo đứt mạch vốn khi các ngân hàng cạn hạn mức cũng phần nào được xóa bỏ.

Lãnh đạo một số ngân hàng chia sẻ, hạn mức tín dụng được cấp thêm sẽ được hướng vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước...

Mới đây, đại diện Vietcombank đã có những chia sẻ về hạn mức mới được cấp. Theo đó, đại diện ngân hàng này cho biết, trên cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022 đó là kiểm soát tốt lạm phát, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng giới hạn tín dụng tối đa cho các tổ chức tín dụng trong năm 2022 để hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế trong những tháng cuối năm 2022.

Về phía Vietcombank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng thêm 2,7% dư nợ tín dụng tối đa đến 31/12/2022. “Như vậy, trong suốt cả năm 2022, Vietcombank đã được tăng tín dụng ở mức 17,7% so với số dư cuối kỳ vào thời điểm 31/12/2021”, một lãnh đạo Vietcombank cho hay.

Cũng theo đại diện Vietcombank, để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng thêm 2,7% dư nợ tín dụng tối đa đến cuối năm 2022, trong thời gian vừa qua, Vietcombank đã nỗ lực để đạt được xếp hạng hạng A theo Thông tư 52 của Ngân hàng Nhà nước về quy định xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài.

Đồng thời, ngân hàng cũng thực hiện tốt các tiêu chí, chỉ tiêu về an toàn vốn, về thanh khoản, về chất lượng điều hành cũng như đạt kết quả tốt về hoạt động kinh doanh. Mặt khác, Vietcombank đã thực hiện tốt các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước như giảm lãi suất, cho vay đối với doanh nghiệp và người dân cũng như hỗ trợ cho tổ chức tín dụng yếu kém.

“Sau khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng thêm 2,7% dư nợ tín dụng tối đa, Vietcombank sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Đặc biệt, ngân hàng vẫn duy trì kiểm soát thanh khoản, kiểm soát rủi ro tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức độ thấp, duy trì mặt bằng lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay, đảm bảo ở mức hợp lý, hỗ trợ cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế cũng như phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp”, đại diện ngân hàng Vietcombank cho biết thêm.

Tương tự, đại diện ngân hàng Sacombank cũng cho hay, hạn mức tín dụng được cấp thêm sẽ hướng vào các lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Còn với bất động sản, việc cho vay sẽ tiếp tục hạn chế hoặc nếu có chỉ là thực hiện những hợp đồng đã cam kết cấp tín dụng từ trước.

Được biết, Sacombank là ngân hàng được cấp thêm hạn mức tín dụng nhiều nhất trong đợt này với mức 4%. Với việc nâng tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm lên 11%, từ nay đến cuối năm, Sacombank sẽ còn khoảng 15.000 tỷ đồng để cung ứng ra nền kinh tế.

Một số lãnh đạo ngân hàng thương mại cho biết đã chính thức nhận được hạn mức tín dụng mới. Mức tăng cụ thể tại các ngân hàng gồm: Sacombank 4%; Agribank 3,5%; MB 3,2%; SHB 3,2%; OCB 3,2%; VIB 3%; Vietcombank 2,7%; TPBank 1,2%...

Bên cạnh đó, với nguồn “vốn mồi” từ tín dụng, khả năng hoạt động thanh lý, phát mãi tài sản thế chấp đảm bảo cho các khoản vay mà các ngân hàng đưa ra thị trường, dễ dàng được hấp thu, giúp ngân hàng thu hồi vốn nhanh hơn. Nhà đầu tư cũng sẽ có cơ hội lựa chọn để đầu tư tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch từ tài sản thanh lý khi thị trường có dòng vốn chảy nhanh hơn.

Ở một khía cạnh khác, cho đến hiện nay, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vẫn đang phải chờ chính sách mới. Cụ thể là Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 153/2020. Nếu tính cả năm ngoái và năm nay thì thời gian khoảng 10 tháng cho một dự thảo lấy ý kiến thị trường, đi kèm là các nghị định phải liên tiếp sửa đổi từ 2020-2021, cho thấy cơ quan quản lý đang đặt mục tiêu chính sách phải đón trước thị trường và đảm bảo đúng định hướng phát triển ổn định, bền vững.

Tuy nhiên, với một số quy định trong dự thảo mà nhiều góp ý chưa được sửa đổi, số phận nhiều doanh nghiệp, dự án sẽ bị mắc kẹt. Bởi nếu doanh nghiệp thực thi không được phát hành trái phiếu để góp vốn đầu tư cổ phần, lập công ty… cơ bản hầu như họ đã mất đi một nguồn trung và dài hạn có tính ổn định cao, chi phí thấp.

Với thị trường nợ, quy định này nếu được áp dụng, cũng tựa như nút thắt cổ chai trong hoạt động phát mãi tài sản, thanh lý thu hồi nợ. Bởi, quy định này sẽ phần nào đi ngược lại mục tiêu khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, tham gia vào thị trường nợ, trên cơ sở xây dựng nền tảng giao dịch nợ xấu, chứng khoán hoá nợ xấu, giao dịch thứ cấp/cấp ba. Qua đó, gián tiếp thu hẹp lối vào với các thỏa thuận chuyển nợ thành vốn góp, và tham gia vào tái cấu trúc doanh nghiệp.

Do đó, song song với những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tăng tốc những tháng cuối năm đã và đang được triển khai như nới hạn mức tín dụng, tăng cường giải ngân gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2%, doanh nghiệp cũng mong đợi ngay trong tháng 9 này, Nghị định sửa đổi Nghị định 153 sẽ được ban hành. Đây không chỉ là nền tảng rất quan trọng để thị trường giao dịch tập trung sớm đi vào vận hành, mà còn là một trong những điều kiện để kênh dẫn vốn tín dụng “thông đường”, giúp giảm tiềm ẩn nguy cơ đối với các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ làm tăng áp lực về nợ xấu phát sinh tại một số ngân hàng.

Ghi nhận đầu năm 2022 đến nay, một số ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng nợ xấu cao 2 chữ số (VPB (+53%), CTG (+21,3%), TPB (+25,2%), MBB (+17,3%) -BT), điều này cũng sẽ hạn chế vốn tín dụng của các nhà băng này dành cho doanh nghiệp những tháng còn lại./.

Trong bối cảnh phải co kéo nguồn tín dụng, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước từ trước đến nay là ưu tiên phân bổ cho các nhà băng có chỉ số hoạt động tốt, lành mạnh và hệ số an toàn cao. Bên cạnh đó, những nhà băng đi đầu trong việc thực thi các chính sách Chính phủ như nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước, hoặc tham gia vào việc tái cơ cấu nhà băng yếu kém cũng là những đơn vị được ưu tiên khi phân bổ tín dụng. Từ việc nới hạn mức tín dụng, vừa qua các ngân hàng đã đồng lọt tăng lãi suất tiền gửi ở mức giao động 7,5%/năm làm nguồn vốn trong dân “chảy” mạnh vào hệ thống ngân hàng khiến nguồn cung vốn cho thị trường dồi dào góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động