Những thành trì vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid"

Khi các chuyên gia y tế nhận định rằng việc xóa sổ SARS-CoV-2 là điều khó có thể làm được, các quốc gia đang dần hướng tới việc sống chung với Covid-19. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi trên thế giới kiên trì với chính sách zero Covid.
Hai bức tranh trái ngược khi chuyển đổi từ Zero Covid-19 sang sống chung với Covid-19

Chiến lược “kiểm soát và ngăn chặn tối đa” dịch bệnh hay còn được biết đến là chiến lược "zero Covid" (đưa số ca mắc Covid-19 về 0) liên quan đến việc sử dụng các biện pháp y tế công cộng như truy vết tiếp xúc, xét nghiệm hàng loạt, phong tỏa để ngăn chặn sự lây truyền của Covid-19 trong cộng đồng, với mục tiêu đưa số ca mắc bệnh về 0 và nối lại các hoạt động kinh tế và xã hội.

Chiến lược zero Covid bao gồm hai giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn ngăn chặn ban đầu, khi đó dịch bệnh được đẩy lùi bằng các biện pháp y tế công cộng. Thứ hai là giai đoạn ngăn chặn bền vững, trong đó các hoạt động kinh tế và xã hội diễn ra bình thường và các biện pháp y tế công cộng vẫn được thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng hơn.

Chiến lược này đã được sử dụng ở các mức độ khác nhau ở Australia, Canada, Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand, Singapore, Scotland, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Tonga. Hiện tại, chỉ còn Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) và Western Australia (Australia) vẫn đang kiên định với chiến lược zero Covid nghiêm ngặt này.

Trung Quốc đại lục

Những bệnh nhân nhiễm virus đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào cuối tháng 12/2019 ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và đợt bùng phát dịch đầu tiên được thông báo vào ngày 31/12/2019.

Ngày 23/1/2020, Chính phủ Trung Quốc cấm di chuyển đến và đi từ Vũ Hán, đồng thời bắt đầu áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở Vũ Hán và các thành phố khác trên khắp Trung Quốc. Các biện pháp này đã ngăn chặn sự lây truyền của virus, giúp giảm số ca mắc bệnh xuống gần bằng 0.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Sau khi ngăn chặn đợt bùng phát ban đầu ở Vũ Hán, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho rằng, việc xác định những ca nhiễm bệnh, truy vết tiếp xúc và cách ly những người tiếp xúc gần, là một chiến lược có hiệu quả. CDC Trung Quốc giải thích rằng mục tiêu chiến lược hiện tại là duy trì số ca mắc bệnh bằng 0 hoặc giữ sự lây truyền SARS-CoV-2 ở mức tối thiểu cho đến khi người dân được tiêm chủng.

Kể từ khi đợt bùng phát ở Vũ Hán kết thúc, đã có thêm những đợt bùng phát nhỏ hơn do các ca bệnh đến từ nước ngoài, được kiểm soát bằng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt tại địa phương trong thời gian ngắn.

Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì các biện pháp phòng dịch cứng rắn, truy vết tận gốc và cách ly tất cả người nhiễm virus giúp duy trì số ca bệnh ở mức thấp nhất, bảo vệ hầu hết các bệnh viện khỏi quá tải và ngăn chặn những ca tử vong.

Thậm chí, nếu ghi nhận chỉ một hoặc vài ca nhiễm SARS-CoV-2, Trung Quốc vẫn có thể phong tỏa toàn bộ một thành phố nào đó, theo sau đó là nhiều đợt xét nghiệm PCR cho đến khi không còn ca mắc bệnh trong cộng đồng.

Hiện nay, Trung Quốc chưa cho thấy dấu hiệu sẽ từ bỏ chiến lược zero Covid. Theo Chen Zhengming, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Oxford (Anh), Trung Quốc sẽ không mở cửa trở lại trong một năm nữa.

“Tỷ lệ tiêm chủng của Trung Quốc rất cao, nhưng nếu không bao phủ đủ mũi tăng cường và tình hình dịch ở những nơi khác không thay đổi đáng kể, tôi nghĩ khả năng Trung Quốc mở cửa trở lại và từ bỏ zero Covid là thấp”, ông Chen Zhengming giải thích.

Hong Kong (Trung Quốc)

Cùng với Trung Quốc đại lục, Hong Kong là một trong những nơi ít ỏi trên thế giới vẫn theo đuổi chính sách zero Covid. Giới chức Hong Kong cho biết, ưu tiên của thành phố này là mở cửa trở lại biên giới với đại lục, không phải là phần còn lại của thế giới.

Điều này đồng nghĩa với việc hầu hết những người không phải là công dân Hong Kong không được phép nhập cảnh, trong khi gần như hầu hết những người đến từ nước ngoài phải cách ly 21 ngày, kể cả khi đã được tiêm chủng đầy đủ.

Khi Omicron xuất hiện, Hong Kong đã áp đặt hàng loạt lệnh cấm bay và gia hạn các biện pháp hạn chế đến ngày 3/2 nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới. Ngoài ra, kế hoạch tổ chức các hội chợ Tết, một nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân ở Hong Kong, cũng bị hủy bỏ.

Hong Kong cũng áp đặt hàng loạt lệnh cấm các chuyến bay từ 8 quốc gia gồm Australia, Canada, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Anh và Mỹ. Do vậy, các hãng hàng không cũng cắt giảm các chuyến bay tới đặc khu hành chính này.

Trong bối cảnh mối lo ngại làn sóng Omicron gia tăng, lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam nói rằng việc nối lại hoạt động đi lại bình thường giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục sẽ “phải đợi thêm một thời gian nữa”.

Trước đó, bà Carrie Lam đã nhấn mạnh việc theo đuổi zero Covid của Hong Kong.

“Hong Kong đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn các ca bệnh đến từ nước ngoài, nhằm duy trì trạng thái lây nhiễm trong cộng đồng ở mức 0. Đối mặt với với sự lây lan nhanh chóng của Omicron, chúng ta cần cảnh giác hơn nữa”, bà Carrie Lam nói.

Đài Loan (Trung Quốc)

Đài Loan, từng được ca ngợi là câu chuyện thành công trong khống chế Covid-19, vẫn đang đóng cửa với thế giới. Bất chấp những thiệt hại đối với du lịch, thương mại, đời sống, nơi này vẫn chưa có kế hoạch mở cửa trở lại.

Nhờ chiến lược ngăn chặn và nhanh chóng loại bỏ ca mắc Covid-19, tới nay Đài Loan chỉ ghi nhận hơn 18.500 ca mắc bệnh, chủ yếu là các ca nhập cảnh và được phát hiện trong khu cách ly, và 851 ca tử vong do Covid-19.

Một điểm xét nghiệm nhanh tại Đài Loan. Ảnh: Bloomberg
Một điểm xét nghiệm nhanh tại Đài Loan. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên hiện tại, khi thế giới đã bắt đầu mở cửa trở lại, chấp nhận sống chung với Covid-19 và giảm nhẹ tác động của đại dịch nhờ có tỷ lệ tiêm chủng cao và các biện pháp phòng dịch khác, Đài Loan có nguy cơ bị tụt lại phía sau.

Gần 2 năm sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, Đài Loan vẫn đang siết chặt các biện pháp kiểm dịch vốn đã tạo nên thành công ban đầu như đóng cửa chặt, kiểm dịch nghiêm ngặt, truy vết các ca mắc và bắt buộc đeo khẩu trang.

Một trong các yếu tố khiến Đài Loan tiếp tục đóng cửa là hòn đảo này vẫn đang chật vật bắt kịp tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới, đặc biệt là mũi thứ hai. Do các lô hàng vaccine bàn giao theo hợp đồng đến chậm, cùng với tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu, chương trình tiêm chủng của Đài Loan phần lớn chỉ dựa vào các đợt tài trợ và gần đây là vaccine do hòn đảo này tự phát triển.

Khoảng 73% người dân ở Đài Loan đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine và chỉ hơn 1/3 dân số đã tiêm mũi thứ hai.

Giáo sư Lee Ping-ing, cố vấn đặc biệt của Cơ quan chỉ huy chống dịch Đài Loan, cho rằng có thể sẽ phải mất 3 năm để thay đổi chiến lược.

“Chúng ta phải đợi cho đến khi virus trở nên nhẹ hơn và hệ thống miễn dịch của con người có thể thích nghi trước khi chuyển sang sống chung với Covid-19”, ông Lee Ping-ing nói.

Western Australia (Australia)

Việc ngôi sao quần vợt Novak Djokovic bị từ chối nhập cảnh vào Australia do chưa tiêm chủng cho thấy quốc gia này kiểm soát Covid-19 khá chặt chẽ.

Điều này đặc biệt đúng ở Western Australia. Western Australia là bang cuối cùng ở Australia theo đuổi chiến lược zero Covid nhờ các biện pháp đẩy nhanh tiêm chủng, đóng cửa biên giới và các quy định nghiêm ngặt đối với người dân. Điều này cho phép người dân Western Australia đã tiêm chủng có một cuộc sống gần như trở lại bình thường trong khi phần còn lại của đất nước đang đối mặt với các đợt bùng phát dịch lớn.

Việc di chuyển đến và đi từ Western Australia bị hạn chế khá nhiều. Nếu bất kỳ tiểu bang nào khác có ca lây nhiễm trong cộng đồng, Western Australia sẽ ngăn không cho người dân tới những tiểu bang đó. Hạn chế biên giới, phong tỏa, đeo khẩu trang,… là những biện pháp nghiêm ngặt tiểu bang này áp dụng để duy trì số ca mắc bệnh ở mức thấp.

Vào tháng 12/2021, Western Australia có kế hoạch mở cửa trở lại với các tiểu bang. Tuy nhiên, vào tuần trước, bang này đã hủy bỏ kế hoạch mở cửa lại biên giới vào đầu tháng 2 cho những người đến từ các bang lân cận do sự gia tăng liên tục số ca nhiễm biến thể Omicron ở các khu vực khác của Australia./.

Theo Mai Trang/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/nhung-thanh-tri-van-kien-dinh-theo-duoi-chien-luoc-zero-covid-post920892.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
4.500 du khách Ấn Độ và câu chuyện quảng bá du lịch Việt Nam

4.500 du khách Ấn Độ và câu chuyện quảng bá du lịch Việt Nam

(LĐTĐ) Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, ngành du lịch nổi lên như một điểm sáng đầy tiềm năng. Minh chứng rõ nét nhất là sự kiện "Star Club" do Tập đoàn Sun Pharmaceutical Industries Limited - công ty dược phẩm lớn nhất Ấn Độ - tổ chức tại Hà Nội vừa qua, với sự tham gia của 4.500 nhân viên xuất sắc.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành ngôi Á quân VTV Cup 2024

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành ngôi Á quân VTV Cup 2024

(LĐTĐ) Tối 31/8, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã để thua 0-3 trước đội Korabelka (Nga) tại chung kết, qua đó giành ngôi Á quân VTV Cup 2024. Mặc dù thi đấu nỗ lực, các cô gái Việt Nam vẫn không thể vượt qua đối thủ mạnh đến từ Nga.
Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

(LĐTĐ) Người bị xác định là chủ mưu, cầm đầu hiện đang bị truy nã; trong khi đó những mắt xích trong đường dây cho vay lãi nặng hơn 2.000%/năm đã lần lượt lĩnh án.
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Ký thoả thuận hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên

Ký thoả thuận hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần thực phẩm Việt Nam.
Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây thông tin, Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 4 - 6/10 tại thị xã Sơn Tây. Đây mà một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do thị xã Sơn Tây chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức.

Tin khác

Brazil đóng băng tài khoản ngân hàng công ty Starlink của tỷ phú Elon Musk

Brazil đóng băng tài khoản ngân hàng công ty Starlink của tỷ phú Elon Musk

Starlink tại Brazil đã chỉ trích lệnh này "dựa trên một quyết định vô căn cứ" rằng công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản phạt được áp đặt đối với một công ty khác là mạng xã hội X.
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ biến đổi nhanh hơn bình thường

Virus gây bệnh đậu mùa khỉ biến đổi nhanh hơn bình thường

(LĐTĐ) Theo các nhà khoa học, biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) được gọi là clade 1b lây đang biến đổi nhanh hơn dự đoán và thường xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực để thực hiện các biện pháp giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.
Pháp gia hạn tạm giam ông chủ Telegram

Pháp gia hạn tạm giam ông chủ Telegram

(LĐTĐ) Theo cơ quan tư pháp của Pháp, lệnh tạm giam nhà sáng lập kiêm CEO ứng dụng nhắn tin Telegram, Pavel Durov sẽ được gia hạn lên 6 ngày.
Telegram lên tiếng vụ nhà sáng lập bị bắt giữ ở Pháp

Telegram lên tiếng vụ nhà sáng lập bị bắt giữ ở Pháp

(LĐTĐ) Telegram khẳng định, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) của họ không phải chịu trách nhiệm cho việc nền tảng này bị lạm dụng.
NASA hoãn đưa phi hành gia trở lại trái đất do sự cố tàu vũ trụ Starliner của Boeing

NASA hoãn đưa phi hành gia trở lại trái đất do sự cố tàu vũ trụ Starliner của Boeing

(LĐTĐ) NASA đã quyết định hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams sẽ ở lại Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đến tháng 2/2025 và sẽ trở về bằng tàu SpaceX.
Thái Lan: Máy bay chở 9 người bị rơi, không ai sống sót

Thái Lan: Máy bay chở 9 người bị rơi, không ai sống sót

(LĐTĐ) Chiếc máy bay Thái Lan gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh từ Bangkok và cơ quan cứu hộ chưa tìm thấy ai trong 9 người ngồi trên máy bay.
Ông Trump tổ chức vận động tranh cử ngoài trời lần đầu sau vụ ám sát hụt

Ông Trump tổ chức vận động tranh cử ngoài trời lần đầu sau vụ ám sát hụt

(LĐTĐ) Ngày 21/8, Ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump đã tổ chức cuộc vận động tranh cử ngoài trời đầu tiên kể từ sau vụ ám sát hụt tháng trước. Ông Trump thực hiện bài phát biểu của mình sau lớp kính chống đạn trong khi nhiều xạ thủ được triển khai trên các mái nhà gần đó nhằm đảm bảo an ninh.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris đang dẫn trước ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris đang dẫn trước ông Trump

(LĐTĐ) Kết quả thăm dò dư luận mới đây ghi nhận 50% tổng số người tham gia khảo sát sẵn sàng ủng hộ bà Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi chỉ có 45% ủng hộ ông Trump.
Bà Paetongtarn Shinawatra được phê chuẩn làm Thủ tướng Thái Lan

Bà Paetongtarn Shinawatra được phê chuẩn làm Thủ tướng Thái Lan

(LĐTĐ) Ngày 18/8, bà Paetongtarn Shinawatra đã chính thức được Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn phê chuẩn làm Thủ tướng thứ 31 của đất nước. Lễ bổ nhiệm bà Paetongtarn diễn ra tại hội trường Tòa nhà Voice Space lúc 9h29 sáng 18/8.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin được ân xá, kết thúc án tù

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin được ân xá, kết thúc án tù

(LĐTĐ) Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra được ân xá, giúp ông được trả tự do ngay lập tức thay vì phải đợi đến ngày mãn hạn 31/8.
Xem thêm
Phiên bản di động