Hai bức tranh trái ngược khi chuyển đổi từ Zero Covid-19 sang sống chung với Covid-19

Mặc dù ở 2 thái cực đối lập trong hiệu quả ứng phó đại dịch, nhưng cả Singapore và Philippines đều đang chịu sức ép phải tìm cách sống chung với Covid-19.
Thách thức cuộc chiến kiểm soát đại dịch WHO: Dịch Covid-19 ngày càng bùng phát rộng với 11 biến thể

Trải qua gần 2 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, một số nước như Singapore và New Zealand đã thay đổi chiến lược “Zero Covid-19” (đưa số ca mắc Covid-19 về 0), trong khi nhiều nước khác như Philippines vẫn đang phải vật lộn ngăn chặn virus và tránh cho hệ thống y tế và nền kinh tế bị quá tải.

Các nước cần phải hiểu rõ lý do vì sao Zero Covid-19 không còn khả thi và cần có những giải pháp thực tiễn khác để “sống chung với Covid-19” và đưa cuộc sống trở lại “bình thường mới”.

Philippines đang chịu sức ép chuyển hướng chiến lược sang sống chung với Covid-19 để tránh những tác động đối với nền kinh tế. Ảnh: AFP
Philippines đang chịu sức ép chuyển hướng chiến lược sang sống chung với Covid-19 để tránh những tác động đối với nền kinh tế. (Ảnh: AFP)

Chuyển hướng sang “Sống chung với Covid-19”

Cách đây không lâu, Singapore vẫn áp dụng chiến lược Zero Covid-19 bằng các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ, bắt buộc đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và truy vết tiếp xúc.

Hiện, Sinagpore bắt đầu chuyển sang chiến lược “sống chung với Covid-19” sau khi đạt được những thành công nhất định trong chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với nền kinh tế.

Tính đến tháng 9 vừa qua, Singapore đã tiêm chủng cho hơn 80% dân số và đặt mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 90%.

Bắt đầu từ tháng 9, Singapore đã lên kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế để tạo đà phục hồi nền kinh tế, cho phép người dân ăn tối tại các nhà hàng, những người đã tiêm chủng đầy đủ có thể tụ tập nhóm 5 người. Nước này cũng nới lỏng quy định làm việc tại nhà, cho phép du lịch không cách ly đối với những người đã tiêm chủng đầy đủ.

Thách thức trong sự thay đổi chiến lược ở Singapore là thuyết phục người dân. Năm 2020, Singapore đặt mục tiêu là “làm phẳng đường cong dịch Covid-19” - khái niệm mà một số nước áp dụng để đưa số ca Covid-19 tiệm cận 0. Ở những nước đặt mục tiêu như vậy, công chúng thường coi thông tin về số ca mắc là thước đo hiệu quả các biện pháp chống dịch.

Singapore phải tìm cách thuyết phục người dân rằng trọng tâm mới sẽ là việc giảm số ca nhập viện và tử vong do Covid-19 bởi vaccine chỉ có thể giảm đáng kể các nguy cơ chứ không thể đảm bảo đưa số ca mắc Covid-19 về 0.

Bộ trưởng Tài chính (phụ trách ứng phó Covid-19) của Singapore đầu tháng 10 cho biết, ở một thời điểm nào đó, có thể có tới 98% dân số mắc Covid-19 nhưng ông cũng trấn an người dân rằng, sẽ chỉ khoảng 2% bị các triệu chứng nặng và cần phải nhập viện.

Cần cân nhắc lại về miễn dịch cộng đồng

Các bằng chứng mới về chiến dịch tiêm chủng khá thuyết phục. Một nghiên cứu trên 112 hạt tại Mỹ (với tổng dân số khoảng 147 triệu người) cho thấy, nếu tỷ lệ tiêm chủng tăng thêm 10 điểm phần trăm, thì sẽ tỷ lệ mắc Covid-19 sẽ giảm 28% và tỷ lệ nhập viện giảm tới 44%.

Các thử nghiệm lâm sàng đối với nhiều loại vaccine cũng cho thấy hiệu quả mạnh mẽ, từ 67% tới 96%. Tuy nhiên, điều kiện thực tế sẽ có các yếu tố tác động khác như các biến thể mới.

Theo một nghiên cứu về tỷ lệ tiêm chủng, sử dụng dữ liệu ở 32 nước châu Âu trong đó có Israel, vaccine có tỷ lệ ngăn ngừa tử vong do Covid-19 tới 72%.

Dù vậy, đối với những nước có chiến dịch tiêm chủng được đánh giá là thành công như Singapore, vẫn có những rủi ro.

Các bằng chứng khoa học mới đây cho thấy, miễn dịch cộng đồng có thể cần phải cân nhắc lại vì nhiều lý do như tiêm chủng không đồng đều ở tất cả các nước, tính nhất thời của miễn dịch (có thể cần phải tiêm mũi tăng cường) và quan trọng hơn cả là sự xuất hiện các biến thể mới, trong đó có cả biến thể có khả năng lẩn tránh các loại vaccine hiện có.

Bức tranh ở Philippines lại trái ngược với Singapore. Tính đến tháng 9, tỷ lệ tiêm chủng của Philippines mới chỉ khoảng 20% (trong khi ở Singapore là hơn 80%). Điều này một phần do sự chậm trễ trong cung ứng vaccine và một phần do tâm lý do dự của người dân.

Philippines đã áp dụng ít nhất 4 lần phong tỏa cứng trong suốt đại dịch và là 1 trong 5 nước vẫn đóng cửa các trường học trong hơn 1 năm qua. Kết quả là Philippines đứng cuối bảng về các biện pháp bền vững ứng phó đại dịch, đứng thứ 53 trong số 53 nước theo xếp hạng của Bloomberg và thứ 121 trong số 121 nước theo xếp hạng của Nikkei Asia.

Oxford Economics cũng xếp Philippines đứng cuối bảng ở châu Á xét về khía cạnh tác động của đại dịch đối với nền kinh tế. Điều này cho thấy giai đoạn phục hồi ở Philippines sẽ kéo dài.

Philippines cũng không có nhiều lựa chọn ngoài việc mở cửa để khôi phục nền kinh tế đang giảm sút. Từ một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á trước đại dịch, Philippines giờ lại là một trong những nước bị suy giảm kinh tế tồi tệ nhất trong năm 2020. Chính phủ nước này dự báo sẽ mất ít nhất 1 thập kỷ để khôi phục nên kinh tế khỏi những tác động của đại dịch.

Nền kinh tế sống chung với Covid-19

Các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao như Singapore đang phải đối mặt với lợi ích [kinh tế] ngày càng giảm do các hạn chế về đi lại nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Khi người ta đẩy số ca bệnh tiệm cận 0, chi phí kinh tế do những hạn chế sẽ ngày càng lớn.

Ở trạng thái “bình thường mới”, các nhà hoạch định chính sách sẽ nhấn mạnh vào theo dõi tỷ lệ nhập viện và tử vong. Tỷ lệ mắc Covid-19 vẫn cần được theo dõi, nhưng điều quan trọng là phải trấn an công chúng rằng hầu hết các ca mắc có thể phục hồi nhanh chóng do đã tiêm chủng.

Dù bức tranh trái ngược với Singapore, nhưng nhiều nước như Philippines cũng cân nhắc về chiến lược sống chung với Covid-19 khi cái giá phải trả về kinh tế ngày càng nặng nề do các đợt đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói gia tăng... Tuy nhiên, với tỷ lệ tiêm chủng thấp, việc đánh đổi có thể rất tàn khốc về mặt sinh mạng.

Tiêm chủng nhanh và toàn diện vẫn là chìa khóa để đưa cuộc sống trở lại bình thường. Những nước đi sau như Philippines cần phải thu hẹp khoảng cách với các quốc gia dẫn đầu về tiêm chủng như Singapore./.

Theo Hoàng Phạm/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/hai-buc-tranh-trai-nguoc-khi-chuyen-doi-tu-zero-covid-19-sang-song-chung-voi-covid-19-898112.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức và phương pháp hoạt động cần thiết để vận dụng vào công tác thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho 227 Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS).

Tin khác

Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả Israel

Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả Israel

(LĐTĐ) Sau vài giờ phát động cuộc tập kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình vào Israel đêm qua, giới chức Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả.
Ít nhất 40 người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khu phức hợp âm nhạc tại Mátxcơva (Nga)

Ít nhất 40 người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khu phức hợp âm nhạc tại Mátxcơva (Nga)

Cơ quan An ninh Liên bang Nga đưa tin, đã có ít nhất 40 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau khi những kẻ tấn công có vũ trang tấn công vào một khu phức hợp địa điểm hòa nhạc nổi tiếng gần Mátxcơva.
Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

(LĐTĐ) Vào lúc 21h00 giờ Moskva ngày 17/3 (1h sáng giờ Hà Nội ngày 18/3), các điểm bỏ phiếu cuối cùng trong cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga thuộc tỉnh cực Tây Kaliningrad đã đóng cửa, kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 8 tại Liên bang Nga kéo dài trong 3 ngày từ 15 - 17/3.
Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Thống kê mới nhất từ Bộ Nội vụ Maroc ngày 9/9 cho biết trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở nước này trước đó một ngày đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Bộ Nội vụ Maroc cho biết ít nhất 296 người đã thiệt mạng và 153 người khác bị thương trong trận động đất mạnh xảy ra tối 8/9 ở nước này.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

(LĐTĐ) Ngày 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Trung tâm Hội nghị Jakarta, Indonesia.
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

(LĐTĐ) Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

(LĐTĐ) Với truyền thống hữu nghị tốt đẹp, sự tin tưởng lẫn nhau và cùng chung khát vọng về độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi còn nhiều dư địa và tiềm năng để tạo thêm động lực mới, đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

(LĐTĐ) Ngày 17/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci.
Xem thêm
Phiên bản di động