Những siêu dự án giao thông và bài toán nợ
Điểm lại những dự án đã phê duyệt và xin chủ trương tỷ đô
Không kể những dự án đường sắt đô thị (metro) bị đội vốn rất lớn, chậm tiến độ triền miên tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thì những năm qua, giao thông vẫn là lĩnh vực “ngốn” lượng tiền đầu tư nhiều nhất. Cụ thể, ngày 21/11/2017, Quốc hội đã bỏ phiếu tán thành chủ trương xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam quy mô 6 làn xe trên chiều dài 654 km (giai đoạn 1) với tổng số tiền lên tới 118.000 tỷ đồng.
Ngân sách, nguồn vốn còn hạn hẹp |
Trong đó, 55.000 tỷ đồng vốn nhà nước đầu tư và hơn 63.000 tỷ đồng huy động ngoài ngân sách; sơ bộ nhu cầu sử dụng đất trên 3.700 ha, trong đó hơn 1.000 ha đất trồng lúa. Quốc hội giao Chính phủ chuẩn bị đầu tư để thực hiện dự án từ năm 2017 và cơ bản hoàn thành năm 2021. Hiện tại một số tuyến đường của dự án này đang thi công.
Trước đó, theo chủ trương đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 6/2015, dự án sân bay Long Thành sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Việc xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn. Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ 3 giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỷ đô la Mỹ, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, riêng giai đoạn 1 tổng vốn đầu tư là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ đô la Mỹ) với một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Hàng năm tiền đi vay vẫn lớn, áp lực vay để trả tiền lãi vay cũng không hề nhỏ. Trong khi đó, theo quy định của các định chế tài chính, vì Việt Nam đã thoát ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và thành nước có thu nhập trung bình, nên các khoản vay sẽ chuyển từ ưu đãi sang vay thương mại, nên áp lực trả nợ nước ngoài càng tăng. Do đó, khi tiến hành đầu tư hàng loạt siêu dự án ngành Giao thông chắc chắn sẽ tiến hành theo cả hai phương án: Vay từ các ngân hàng nước ngoài theo những hình thức khác nhau và xã hội hóa đầu tư (kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước đầu tư theo hình thức BOT hoặc PPP - đối tác công tư). Song dù có phương án nào thi mẫu số chung cũng đều phải đi vay. Đầu tư những siêu dự án (chưa kể những dự án này có đội vốn hay không), trong bối cảnh GDP hàng năm của nước ta khoảng 240- 300 tỷ đô la, thì điều chắc chắn hệ số an toàn tài chính không cao. Phát triển hệ thống giao thông là câu chuyện không phải bàn cãi, song nhìn lại quy mô nền kinh tế và bức tranh nợ công hiện nay, có lẽ chúng ta nên dồn sức cho 2 dự án đã được Quốc hội phê duyệt là: Dự án đường cao tốc Bắc Nam và dự án sân bay Quốc tế Long Thành. Còn nếu vẫn tiếp tục theo đuổi các dự án tỷ đô khác, gánh nặng nợ chồng nợ là khó tránh khỏi. |
Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1. Mục tiêu mà Bộ Giao thông- Vận tải (GTVT) đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2020, hoàn thành vào năm 2024 và đầu năm 2025 đưa vào khai thác giai đoạn 1. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, Chính phủ đã đưa ra Quốc hội xin chủ trương lựa chọn nhà đầu tư. Và tại đây, Quốc hội đã thống nhất để Chính phủ lựa chọn đơn vị làm chủ dự án các hạng mục quan trọng của sân bay này.
Còn dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã được đưa ra một vài kỳ họp và dự tính sẽ chính thức đưa ra Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (5-6/2020) để xin chủ trương thì nguồn vốn đầu tư còn lớn hơn nhiều. Theo tính toán của Bộ GTVT, để đầu tư tuyến đường này cần tới 58,7 tỷ đô la Mỹ, nhưng sau đó Bộ Kế hoạch - Đầu tư “phản bác” và tính toán lại dựa trên cơ sở giảm tốc độ chạy tàu sẽ rút tổng tiền đầu tư toàn dự án khoảng 26 tỷ đô la.
Chưa hết, mới đây nhất, Bộ GTVT cũng đưa ra thông tin xin ý kiến về việc đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tổng số tiền đầu tư lên tới 100.000 tỷ đồng. Tuyến đường sắt này dài khoảng 388 km, đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km; xây dựng theo hướng Đông qua 8 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).
Cả hai vai ngân sách và vay nợ đã quá nặng
Nhớ lại tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (ngày 21/11), liên quan đến Báo cáo dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2020, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay, có khả năng năm 2020 phải vay thêm 500 nghìn tỷ đồng (để dùng cho việc trả lãi vay, chi tiêu…). Nhìn vào báo cáo của người đứng đầu ngành Tài chính và bức tranh ngân sách Nhà nước hiện nay, có thể khẳng định nguồn thu vẫn không đủ nguồn chi.
Việc thay mới tuyến đường sắt hiện tại là cần thiết, song phải tính đến sức chịu đựng của nền tài chính. Ảnh: ANTĐ |
Hàng năm tiền đi vay vẫn lớn, áp lực vay để trả tiền lãi vay cũng không hề nhỏ. Trong khi đó, theo quy định của các định chế tài chính, vì Việt Nam đã thoát ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và đã thành nước có thu nhập trung bình, nên các khoản vay sẽ chuyển từ ưu đãi sang vay thương mại, nên áp lực trả nợ nước ngoài càng tăng.
Do đó, khi tiến hành đầu tư hàng loạt siêu dự án ngành Giao thông chắc chắn sẽ tiến hành theo cả hai phương án: Vay từ các ngân hàng nước ngoài theo những hình thức khác nhau và xã hội hóa đầu tư (kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước đầu tư theo hình thức BOT hoặc PPP - đối tác công tư). Song dù có phương án nào thì mẫu số chung cũng đều phải đi vay. Đầu tư những siêu dự án (chưa kể những dự án này có đội vốn hay không), trong bối cảnh GDP hàng năm của nước ta khoảng 240- 300 tỷ đô la, thì điều chắc chắn hệ số an toàn tài chính sẽ không cao.
Phát triển hệ thống giao thông là câu chuyện không phải bàn cãi, song nhìn lại quy mô nền kinh tế và bức tranh nợ công, có lẽ chúng ta nên dồn sức cho 2 dự án đã được Quốc hội phê duyệt là: Dự án đường cao tốc Bắc Nam và dự án sân bay Quốc tế Long Thành. Còn nếu vẫn tiếp tục theo đuổi các dự án tỷ đô mới khác, gánh nặng nợ chồng nợ là khó tránh khỏi.
L. Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32