Những phiên chợ Tết online
Nhu cầu mua sắm online mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Hà Nội: Bùng nổ dịch vụ mua bán online mùa dịch |
Thay đổi thói quen sắm Tết
Năm nào cũng vậy, thời điểm cận Tết là quãng thời gian bận rộn nhất trong năm, nhưng cũng là thời điểm thị trường bước vào “mùa” mua sắm lớn nhất. Thực tế, theo truyền thống của người Việt Nam, cứ vào mỗi dịp Tết, người người, nhà nhà, dù nghèo hay giàu cũng phải đổ xô ra chợ để mua sắm, từ quần áo, đồ biếu Tết, cho đến những mặt hàng thực phẩm gần gũi như gạo, dưa hành, mắm, muối,...
Người tiêu dùng dễ dàng sắm Tết trên sàn thương mại điện tử nhờ sự tiện ích và đa dạng sản phẩm. |
Bởi thế, chợ Tết bao giờ cũng đông đúc, thậm chí xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy tại các chợ truyền thống; trong khi đó, ở trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh người dân ùn ùn đổ về mua sắm, để rồi “rồng, rắn” xếp hàng chờ đợi thanh toán. Thậm chí, nhiều người không đủ kiên nhẫn chờ đợi, sợ mất thời gian đành bỏ lại hàng hóa ra về. Đó là chưa kể những ngày cận Tết, ngoài phố nào là xe máy, ô tô,…nối hàng dài kẹt cứng. Lâu dần, hình ảnh đó trở nên quen thuộc, nhưng đâu đó lại khiến nhiều người bị ám ảnh, thậm chí sợ sắm Tết.
Ngày nay, khi cuộc sống bận rộn hơn, thì với sự hỗ trợ của công nghệ số, rất nhiều “thói quen cũ” của người tiêu dùng đã thay đổi, trong đó có thói quen mua sắm. Điều đó không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, mà còn tránh được cảnh chen lấn, xô bồ của chợ Tết. Nắm bắt được tâm lý đó, hàng loạt các trang thương mại điện tử nối tiếp nhau ra đời và trở thành “cứu cánh” cho nhiều bà nội trợ, thậm chí là “cứu cánh” cho cả người dân trong mỗi dịp lễ, Tết. Bởi lẽ, thay vì chen chúc mua sắm ở chợ truyền thống, hay xếp hàng dài chờ thanh toán tiền tại các siêu thị, trung tâm thương mại… thì nhiều người lại lựa chọn mua sắm trực tuyến.
Là người luôn tất bật giữa công việc gia đình và việc cơ quan, họa huần lắm một tháng chị Hà Uyên (ở Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) mới ghé chợ hoặc siêu thị được vài lần. Do đó, dành thời gian để đi mua sắm ngày Tết với chị Uyên là một áp lực lớn. “Công việc bận rộn nên việc gia đình phải nhờ hết vào bác giúp việc, nhưng khi có thời gian muốn đi chợ, đặc biệt là chợ Tết thì tôi lại có cảm giác sợ, mà sợ nhất là cảnh chen lấn, chờ đợi mất thời gian. Do đó, cứ rảnh lúc nào tôi lại tranh thủ lướt mấy trang thương mại điện tử, trên đó cái gì cũng có từ bánh chưng, giò lụa, hạt bí, rau sạch,... chỉ cần lựa chọn, thanh toán tiền là người ta sẽ giao hàng đến tận nhà sau vài giờ”, chị Hà Uyên chia sẻ.
Có thể thấy, hiện xu hướng mua hàng online qua các sàn thương mại điện tử đã và đang được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn vì nhiều tiện ích; giá lại rẻ hơn so với mua hàng trực tiếp. Đặc biệt, lợi thế lớn của mua sắm online đó là sự linh hoạt về thời gian, người tiêu dùng dễ dàng khảo sát hàng hóa và giá cả, sau đó mới ra quyết định mua hàng và thanh toán. Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các cửa hàng trực tuyến, trang thương mại điện tử hầu như không có ngày nghỉ hay đóng cửa, do đó người tiêu dùng có thể tự do mua sắm bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.
Chợ Tết thời công nghệ lên ngôi
Hòa chung xu thế mua sắm trực tuyến, bên cạnh các kênh mua sắm truyền thống hiện nay, nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích đã phối hợp với các trang thương mại điện tử, hoặc thành lập trang web riêng phục vụ mua sắm online cho khách hàng. Trong đó, để thu hút người tiêu dùng, nhiều trang thương mại điện tử còn tung ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi riêng. Đơn cử, để tạo không khí Tết như tại các chợ Tết truyền thống, các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Sendo… đã đầu tư giao diện tràn ngập sắc đỏ với nhiều sản phẩm, mẫu mã đa dạng, bắt mắt…
Thậm chí, tại các trang thương mại điện tử, để thuận tiện cho khách hàng bên cạnh sự đa dạng các mặt hàng thời trang, gia dụng, bánh mứt…nhiều trang online đã chia các sản phẩm theo chủ đề cụ thể như: Giỏ quà tặng gia đình, giỏ quà biếu ông bà, giỏ quà tặng nhân viên... giá cả cũng được nhà kinh doanh công khai cùng chất lượng sản phẩm. Để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, nhiều sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki,… tung ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn như: Xả hàng cuối năm, miễn phí vận chuyển, tặng voucher giảm giá 40%-70%, hoàn tiền, thanh toán đơn giản… cho khách hàng khi mua sắm, điều đó kích thích một lượng lớn người tiêu dùng truy cập và lựa chọn.
Nói về việc sắm Tết qua sàn thương mại điện tử, anh Nguyễn Thành Công, 38 tuổi, ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, vì không có nhiều thời gian mua sắm, nên cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về anh Công lại tranh thủ ghé các trang thương mại điện tử tin cậy để mua sắm đồ cho gia đình. “Công nghệ thông tin phát triển, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh việc đưa hàng hóa, giao dịch lên sàn thương mại điện tử giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn, mua sắm, đặc biệt lại luôn được hưởng ưu đãi về giá. Trong khi đó, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, ngồi ở nhà lựa chọn là có đầy đủ mọi thứ, mà mình lại có thời gian dành cho gia đình, dọn dẹp nhà cửa…”, anh Công cho hay.
Đơn giản, tiện tích, nhiều ưu đãi, tiết kiệm thời gian,… đó chính là những điều mà người tiêu dùng nhận xét khi đề cập đến việc mua sắm online, đặc biệt là sắm Tết qua các sàn thương mại điện tử. Mua sắm online đã thay thói quen mua sắm của người tiêu dùng, khi nhiều người đã chuyển từ thói quen mua sắm truyền thống, sang mua sắm online và trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam là điều dễ nhận thấy nhất.
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh những tiện ích mang lại từ các sàn thương mại điện tử, việc mua sắm trực tuyến cũng kéo theo nhiều lo lắng cho người tiêu dùng như chất lượng, tính an toàn, sản phẩm không rõ nguồn gốc,… Vì vậy, thay đổi thói quen là điều cần thiết, nhưng cũng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin, lựa chọn những địa chỉ mua sắm uy tín, có thương hiệu nhằm đảm bảo mua hàng đúng chất lượng… trước khi quyết định mua sắm.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21