Nhu cầu mua sắm online mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp
Hà Nội: Bùng nổ dịch vụ mua bán online mùa dịch Grab triển khai Giao hàng gián tiếp hướng đến mục tiêu An toàn hơn mỗi ngày Mua sắm trực tuyến đang dần thay thế mua sắm truyền thống |
Tọa đàm người tiêu dùng thông minh nằm trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2021. Theo các diễn giả tham dự hội thảo, hiện tại, nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng là rất lớn, đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nội địa.
Tại buổi tọa đàm, bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khu vực miền Bắc Nielsen Việt Nam đã chia sẻ về xu hướng của người tiêu dùng hiện nay. Theo bà Hà, Nielsen đã có nghiên cứu thường xuyên về người tiêu dùng Việt Nam và Quốc tế.
Trước đây các doanh nghiệp thường quan tâm tới người giàu, thế nhưng ngày nay đã xuất hiện một nhóm người tiêu dùng rất lớn gọi là người tiêu dùng kết nối. Những người tiêu dùng kết nối tiếp cận thông tin qua mạng internet và sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại, do đó hoạt động mua sắm của họ rất thông minh.
Toàn cảnh Tọa đàm người tiêu dùng thông minh trong kỷ nguyên 4.0 |
Theo ước tính đến năm 2025, nhóm người tiêu dùng kết nối chiếm khoảng 40 triệu người, tuy nhiên những phần chi phí, tiêu dùng của họ chiếm khoảng 50% đối với tất cả tiêu dùng trong xã hội. Người tiêu dùng kết nối trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay có 3 xu hướng chính là: Tiêu dùng quan tâm tới sức khỏe; Chi tiêu nhiều cho các sản phẩm có lợi cho sức khỏe; Tìm kiếm lợi ích khi mua sắm online.
Đặc biệt, trong thời gian ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lượng người tiêu dùng online tăng đáng kể. Khảo sát cho thấy tới 64% khách hàng vẫn tiếp tục mua sắm online vì họ tìm được lợi ích từ việc mua sắm. Lợi ích này được thể hiện thông qua sự tiện lợi hay giá trị họ mà khách hàng có được.
Nói về vấn đề xu hướng mua sắm online của người tiêu dùng, ông Hoàng Quốc Quyền, Giám đốc Đối ngoại cấp cao khu vực miền Bắc Công ty cổ phần Tiki, cho biết, Tiki là đơn vị gần với khách hàng hơn so với các đơn vị khác. Người tiêu dùng hiện nay rất thông minh, do đó nhà cung cấp và nhà sản xuất phải thông minh, nếu không thì sẽ bị loại khỏi thị trường.
“Với TiKi, nhìn trên xu hướng tiêu dùng của khách hàng, tôi nghĩ rằng các dự đoán từ trước tới nay gần như không đúng. Dịch Covid -19 đã làm thay đổi dự đoán đó. Với người tiêu dùng việc mua bán online là bắt buộc xảy ra vì làm cho con người cảm thấy an toàn hơn, tiện dụng và dễ dàng tiếp cận hơn”, ông Quyền nhận định.
Ông Hoàng Quốc Quyền, Giám đốc Đối ngoại cấp cao khu vực miền Bắc Công ty cổ phần Tiki chia sẻ về xu hướng của người tiêu dùng hiện nay. |
Cụ thể, trên dữ liệu Data của Tiki phân tích thấy rằng, trong 1 tháng, Tiki có trên 1 triệu đơn hàng. Dựa trên xu hướng của khách hàng thì việc tìm kiếm nhiều nhất là các sản phẩm liên quan tới sức khỏe và tự nhiên. Điều đó cho thấy có một sự chuyển dịch rất lớn liên quan tới các sản phẩm người tiêu dùng cần. Người tiêu dùng ngày nay mua sắm những thứ thật sự cần và tìm kiếm sản phẩm nội địa nhiều. Đây cũng là cơ hội lớn cho doanh nghiệp nội địa đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, từ đó, tạo cơ hội phát triển thị trường trong nước.
Chia sẻ thêm về vấn đề này bà Đặng Thúy Hà cho hay, trong nghiên cứu của Nielsen ở Việt Nam cũng như toàn cầu về các sản phẩm nội địa thì ở Việt Nam có 58% người tiêu dùng có xu hướng sử dụng hàng nội địa. Con số này cao hơn hẳn so với các nước trên khu vực. Đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong thời gian Covid-19 khi phân phối bị đứt gẫy đối với các thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiện nay quá thông minh, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức với doanh nghiệp.
Tại hội thảo, ông Hoàng Quốc Quyền cũng chỉ ra một thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp. Những người tiêu dùng ở thành phố, đặc biệt là tiêu dùng trong thương mại điện tử thì 80% lượng mua sắm ở Hà Nội, Sài Gòn và 5 thành phố lớn ở Việt Nam; 20% rải rác ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, 80% đó chỉ chiếm 25% dân số, như vậy còn thị trường rất lớn đang bị bỏ ngỏ.
“Thị trường nông thôn là một thị trường vô cùng lớn. Tôi hy vọng trong những năm tiếp theo với công nghệ, xu hướng và tiêu dùng thông minh sẽ giúp nhiều hơn cho khu vực nông thôn tiếp cận với các công cụ, đặc biệt là các phương thức tiêu dùng mới”, ông Quyền cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36