Những người lưu giữ giá trị lịch sử
Những giá trị lịch sử bất diệt Người lưu giữ giá trị lịch sử qua đôi dép cao su |
Trong những ngày cả nước sôi nổi hướng tới lễ kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, chúng ta có dịp nhìn lại, bày tỏ lòng biết ơn bởi những hi sinh của các thế hệ đi trước, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Trong đó, có cả những người đang âm thầm lưu giữ những giá trị lịch sử để lại cho thế hệ sau này…
Ông Công Ngọc Dũng, hơn 20 năm giữ gìn những kỉ vật tại địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc. Ảnh: Kim Tiến |
Nhắc đến những người “nghiện” lưu giữ lịch sử dân tộc, không thể không kể đến ông Vũ Văn Tỵ, nguyên Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Tem Việt Nam. Năm nay ông Tỵ 85 tuổi và đã có “thâm niên” hơn 30 năm đam mê sưu tầm tem.
Trong kho tàng quý giá của ông, bộ tem kỳ công và ấn tượng nhất là bộ sưu tập “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” được ông thực hiện hơn 10 năm nay. Bộ sưu tập gồm 80 trang tem giới thiệu hơn 300 con tem trong nước và nước ngoài, khắc họa sinh động những mốc son lịch sử của cách mạng Việt Nam, quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Nói về ý tưởng làm bộ sưu tập tem của mình, ông Tỵ kể, cách đây 10 năm, Bộ Chính trị phát động cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ông đã quyết tâm xây dựng bộ sưu tập thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh, tất cả vì độc lập dân tộc và phát triển đất nước.
Chơi tem, sưu tầm tem, bì thư về chủ đề chính trị ít người theo bởi ngoài đam mê người sưu tầm phải tích lũy rất nhiều tri thức, kiến thức, chẳng hạn như phải hiểu về quá trình hình thành cách mạng Việt Nam, cũng như các sự kiện lịch sử, các danh nhân, chí sĩ… “Mỗi con tem, bì thư là một câu chuyện, khắc ghi dấu ấn lịch sử từng giai đoạn. Thậm chí mỗi bì thư, con tem là cả một câu chuyện dài”, ông Vũ Văn Tỵ chia sẻ.
Ý tưởng đã hình thành nhưng tìm được con tem theo đúng chủ đề thì rất khó, nhất là bì thư gốc có đóng ngày tháng chuyển phát. Có khi phải lục tìm trong đống tư liệu để lâu không dùng. Hoặc có lúc tìm được con tem như ý nhưng người sở hữu dứt khoát không bán vì gắn với kỷ niệm gia đình hoặc ai cũng muốn giữ “độc chiêu”.
Bộ sưu tập của ông Tỵ có rất nhiều “độc chiêu” như thế, nhiều con tem, bì thư, bưu thiếp có một không hai khiến giới sưu tầm tem phải mơ ước. Để giới thiệu đến cho nhiều người, ông Tỵ cũng thường xuyên đưa các bộ sưu tập tem của mình trưng bày tại các bảo tàng vào các dịp kỷ niệm.
“Tôi mong muốn qua các đợt triển lãm, giới thiệu để mọi người hiểu hơn về lịch sử của dân tộc, lịch sử cách mạng qua con tem. Từ đó luôn nhắc nhở thế hệ sau rằng Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ, cần tiếp tục chung tay góp sức để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng đất nước phồn vinh”, ông Vũ Văn Tỵ tâm sự.
Không chỉ có ông Tỵ, tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ), hơn 20 năm qua, ông Công Ngọc Dũng cũng đã thầm lặng trông coi di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ - nơi ghi dấu ấn những ngày Bác về nghỉ, làm việc. Di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ nằm khuất bên đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Đó là một nhà ngói năm gian, được ông, bà nội của ông Công Ngọc Dũng xây dựng từ năm 1929 và là địa chỉ hoạt động của cách mạng. Đặc biệt, từ ngày 23 đến 25/8/1945, Bác Hồ từ Chiến khu Việt Bắc đã về nghỉ và làm việc tại đây, trước khi vào nội thành Hà Nội chuẩn bị cho việc ra mắt Chính phủ lâm thời và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuối năm 1946, Bác Hồ cũng trở lại thăm ngôi nhà một lần nữa.
Điều đáng quý nhất đó là ngôi nhà được giữ gần như nguyên trạng từ những ngày Bác Hồ lưu lại ở đây đến bây giờ. Dẫn khách đi thăm di tích, ông Công Ngọc Dũng giới thiệu từ cách bố trí các phòng đến cách bài trí đồ vật bên trong nhà. Ngay cả các hiện vật quý bị thất lạc trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, sau đó cũng được các cụ tìm mọi cách để chuộc lại. Ông cũng tự hào giới thiệu với khách chiếc tràng kỷ ngày xưa Bác nằm nghỉ, bộ bàn ghế Bác từng ngồi làm việc.
Cũng theo ông Dũng, đến năm 1996, gia đình ông tình nguyện hiến ngôi nhà cho Nhà nước để gìn giữ, phát triển di tích lịch sử. Năm 2019, thành phố Hà Nội chính thức công nhận ngôi nhà là di tích cách mạng, là địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc.
Bản thân ông Dũng cũng tự nguyện làm hướng dẫn viên. Năm 2021, ngôi nhà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia. “Đây không chỉ là niềm vui và niềm tự hào của chính bản thân ông mà còn là niềm tự hào của nhiều người dân địa phương. Việc công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia đối với nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đúng giá trị, ý nghĩa lịch sử của ngôi nhà”, ông Dũng xúc động bày tỏ…
Những di tích lịch sử, kỉ vật, di sản văn hóa góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Ảnh: Kim Tiến |
Trong một trường hợp khác, người viết cũng có dịp gặp gỡ và trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Suốt hơn 20 năm, ông đã miệt mài tìm đến khắp các vùng miền cả nước chỉ với một ước vọng duy nhất: Sưu tầm và gìn giữ những kỷ vật thời chiến như một cách tưởng nhớ, tri ân người thân và những đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Ông đã xây dựng một bảo tàng ngay trong khuôn viên gia đình đang sinh sống với hơn 1.000 kỷ vật (không kể ảnh). Hầu hết những kỷ vật tại bảo tàng là do ông bỏ tiền túi ra mua lại.
Ông Hiệp chia sẻ, việc đi tìm thêm nữa những chứng tích chiến tranh như ngọn lửa vẫn thôi thúc ông. Bởi gần nửa thế kỷ qua đi, các chiến sĩ, sĩ quan, tướng lĩnh... ngã xuống đã góp phần làm nên chiến thắng huy hoàng để chúng ta có một cuộc sống tươi đẹp như hiện nay. Những kỷ vật của họ vẫn còn nằm lại chiến trường, nếu chậm thì nhiều kỷ vật thiêng liêng của một thời máu lửa có thể sẽ mãi mãi thất lạc.
Trên mảnh đất Việt Nam suốt bao năm qua, vẫn còn đó rất nhiều người đã và đang dành hết thời gian, tâm sức, thậm chí là tiền bạc của mình để “lưu giữ” những giá trị lịch sử; góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Tâm huyết, cố gắng sưu tầm, lưu giữ lịch sử của mỗi người đều chứa đựng những câu chuyện đặc biệt và thật cảm động./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51