Người lưu giữ giá trị lịch sử qua đôi dép cao su
“Chất lính” trong mùa dịch Covid-19 | |
Bình minh trên bến Hải Bình |
Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Xuân Hòa (Lý Nam Đế, Hà Nội) chọn công việc làm dép cao su thủ công để lập nghiệp. Sản phẩm của ông phần lớn được tái chế từ những chiếc lốp ô tô cũ bỏ đi. Đến nay, gần 20 năm gắn bó với nghề, ông đã làm ra hàng nghìn đôi dép cao su cho những người yêu thích loại dép từng một thời vang bóng.
Để làm ra những đôi dép thành phẩm, ông Hòa không sử dụng bất kỳ một loại máy móc nào mà hoàn toàn làm thủ công, vì thế "đồ nghề"của ông Hòa chỉ là những chiếc dao và đục thô sơ. |
Để có thể cắt cao su "ngọt như mía", các dụng cụ này phải được mài thường xuyên, kể cả trong lúc đang cắt. |
Nguyên liệu chủ yếu được ông Hòa sử dụng là lốp xe cũ, ông thường tự đi gom ở các garage ô tô để chọn những chiếc lốp đạt yêu cầu về độ dày, kích thước... |
Mặt đế phía trên được "bóc tỉa" cẩn thận sao cho có ma sát để không bị trơn trượt, nhưng lại không bị đau chân. |
Với ông Hòa, khi đã mang chiếc lốp về thì ông sẽ cố gắng đo đạc thật kỹ để có thể sử dụng hết mà không bị lãng phí, chỗ dày nhất thì làm đế, chỗ mỏng làm quai, phần rộng làm dép người lớn, hẹp thì làm dép trẻ em... |
Những miếng đế sẽ được ông cắt theo hình mẫu có sẵn theo cỡ dép. Dù đo theo cỡ nhưng quai dép có thể điều chỉnh cho vừa vặn với bàn chân dày mỏng khác nhau của khách. |
Vì không sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất nên những chiếc dép của ông Hòa làm ra có phần thô ráp, nhưng trong đó lại chứa đựng tình cảm, tâm huyết của người thợ thủ công. Mỗi đôi dép làm ra phải đảm bảo các yếu tố như: đế không quá dày để tránh bị nặng, êm, độ cong vừa phải để chắc chân, không trơn cũng không quá nhám... |
Dép của ông Hòa dù không có nhiều mẫu mã bắt mắt như dép thời trang nhưng vẫn được nhiều thanh niên sử dụng, đó là niềm động viên rất lớn với ông. |
Ông Hòa cho biết, dép cao su vốn là đặc trưng của người Việt, gắn bó với cả cuộc chiến gian khổ của dân tộc nên ông rất trân trọng công việc này. Dù trải qua nhiều thời điểm khó khăn, loại dép này không còn được sử dụng nhiều như trước nhưng ông vẫn tâm huyết với việc lưu giữ kí ức cho bản thân, những giá trị lịch sử cho con cháu. |
Nhiều khách hàng quen thuộc, trong đó có hàng xóm của ông thường sử dụng mỗi đôi dép từ 3-5 năm mới phải thay đôi khác do độ bền của loại dép này rất cao. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47