Những ngày mẹ mong con, những ngày con ngóng mẹ
Khi chồng an phận | |
Rạn nứt hạnh phúc vì vợ chồng khắc khẩu |
Ngày tôi còn bé thơ, có lẽ trạng thái ám ảnh tôi nhiều nhất ấy là ngóng mẹ về. Đó là những buổi sáng chợ phiên, mẹ tất tả đi khi trời còn mờ sương, trên vai nặng trĩu gánh rau muống mẹ hái từ tận chiều qua. Hôm bán đắt hàng, mẹ về sớm, hôm nào hàng ế ẩm, tận trưa bóng tròn mới thấy mẹ về. Chị em tôi thường ngồi đợi mẹ từ ngoài ngõ, háo hức mong chờ mẹ mua cho đồng bánh tấm quà, hoan hỉ hơn là manh áo hoa hay đôi dép mới.
Bố tôi công tác xa nhà, năm về phép một hai lần. Vườn ruộng, cửa nhà một mình mẹ tôi quán xuyến. Những ngày mùa khi vào vụ cấy hay vụ gặt, mẹ thường đi đổi công cho người ta. Mẹ đi từ sáng sớm tinh mơ, trưa về lùa vội bát cơm với canh rau muống, xong lại đi tới tối mịt mới về.
Chiều nào chị em tôi cũng ngồi ở cổng, thơ thẩn chơi đủ trò, vừa chơi vừa ngóng mẹ. Cho đến khi trong nhập nhoạng ánh hoàng hôn thấy có người di chuyển lại gần, chị em tôi sẽ chạy ào ra tranh nhau ôm tay mẹ. Mẹ thường sẽ một tay dắt tôi, một tay bế em, hỏi hai đứa ở nhà có chành chọe nhau không, có trông vườn rau cho mẹ để đàn gà khỏi phá? Và chị em tôi nhân đó khoe với mẹ hai đứa ở nhà ngoan như thế nào.
Có đợt mẹ tôi bị đau mắt, phải mổ và nằm viện. Từ nhà tôi đến bệnh viện thành phố cách mười cây số, với tôi hồi bé đó là một khoảng cách xa vời. Mẹ đi viện, bố về thăm nhà. Hình bóng mẹ được thay bằng hình bóng bố. Bố nấu cơm cho chúng tôi ăn, dỗ chúng tôi đi ngủ. Bố chiều chuộng để chúng tôi ngoan bằng những thức quà. Nếu là mẹ, mẹ sẽ không đáp ứng đòi hỏi của chị em tôi dễ dàng như thế. Mẹ luôn nói “Tiền để nộp học phí, tiền để mua sách vở, tiền để mua cá cho các con ăn. Mẹ không có tiền để cho các con ăn hàng, ăn quà vặt”.
Bố hào phóng là thế nhưng tôi không thấy vui. Bởi tôi nhận ra, dù được ăn kẹo ngọt thỏa thuê, dù thích gì được bố mua cho nấy thì vẫn không vui bằng có mẹ. Mẹ vắng nhà, mối ngày đi qua dài kinh khủng. Sáng đi học chỉ mong trưa về thấy mẹ, chiều đi học chỉ mong chiều về thấy mẹ. Ngày nối ngày cứ lê thê đi qua.
Rồi một chiều tôi đi học về, thấy bố đang hì hục đóng cái cổng tre mới. Bố nói “cổng tre nhà mình cũ sắp hỏng rồi, con bò chỉ cần húc cái là đổ, bố làm cái mới để đón mẹ về”. Mẹ về, chỉ hai từ đó thôi mà tôi hân hoan không lời nào tả xiết.
Rồi chị em tôi cứ thế, lớn dần lên. Rồi đi học xa. Rồi con trai lấy vợ, con gái lấy chồng. Nhà quẩn quanh chỉ còn hai ông bà già vào ra sớm tối. Vào những dịp tết, dịp lễ, mẹ thường sẽ gọi trước đó mấy ngày hỏi có về nhà chơi không? Mẹ kể nhà có nuôi đàn gà đang vào độ ăn ngon, mấy con gà mái ngày nào cũng đẻ trứng. Mẹ hỏi đợt này về mẹ xát cho mấy chục cân gạo mang đi ăn khỏi phải mua. Mẹ nhắc có cần đậu đen, đậu xanh để mẹ chuẩn bị.
Lần nào về quê cũng về tay không, nhưng ra đi là lỉnh kỉnh đủ thứ mẹ chuẩn bị từ trước đó. Về chỉ vài ngày, chưa kịp sum vầy đã chia ly, chưa kịp vui đã buồn thương luyến nhớ. Đôi lần mẹ bảo “Mong mãi chúng mày về, về hai bữa đi rồi lại buồn, thà không về còn hơn”. Là mẹ nói thế, chứ có ngày lễ tết nào mẹ không gọi điện hỏi rồi ngóng trông. Có khi nào mẹ không mong con về, háo hức như hệt ngày xưa mỗi ngày tôi ngóng mẹ.
Tôi lấy chồng xa, đi làm xa, cố gắng mỗi năm về nhà vào dịp tết. Mỗi lần thấy tôi sốt sắng đặt vé, sốt sắng xin nghỉ trước vài ngày, có lần mấy chị đồng nghiệp bảo “Mày có tiền gửi về cho ông bà vài triệu, chứ vài ngày tết mà về nội về ngoại như chạy sô thế không mệt à?”. Thực ra, những người may mắn được sống gần mẹ gần cha không thể hiểu được cái cảm giác khao khát gặp gỡ sum vầy nó quý giá ra sao. Tôi chỉ sợ lỡ một mùa xuân nào đó mình không về, biết đâu sẽ chẳng còn mùa xuân nào được vui vầy bên mẹ cha mình nữa. Trên đời này có những thứ không bao giờ có thể dùng tiền để thay thế hay đánh đổi, ấy là tình thân, là những khoảnh khắc sum họp bên gia đình.
Với rất nhiều người, nghỉ lễ là để đi chơi, để ngao du tới những chân trời, khám phá những miền đất mới. Với tôi, nghỉ lễ là để về nhà, với con đường làng thân thuộc, với những gương mặt thân quen, với ruộng vườn, với đồng quê sông nước. Để được ăn cơm mẹ nấu, để được uống nước mẹ đun. Để có thể ngủ vùi dẫu tiếng gà đã cất lên từ lâu và tia nắng đã lùa qua khe cửa.
Lúc nào tôi cũng tự nhủ, cuộc đời mình hãy còn dài rộng lắm, còn nhiều thời gian để đi. Còn mẹ cha mình, thời gian lửng lơ như chiếc lá vàng, không biết ngày nào là ngày cuối cùng của cuộc đời, không biết lần gặp nào là lần cuối. Và tôi hiểu cái cảm giác ngóng chờ của mẹ, hiểu cái trạng thái nôn nao chờ đợi vừa háo hức vừa khó chịu làm sao. Ngày xưa, mỗi ngày tôi đều ngồi ở ngõ ngóng mẹ, bởi biết dù muộn đến mấy rồi mẹ cũng về. Giờ tôi như cánh chim trời bay xa, mẹ ở quê nhà lại vào trông ra ngóng.
Xưa con ngóng mẹ, giờ mẹ ngóng con. Còn niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn khi biết rằng, dù ta có đi nơi đâu, xa tít tới tận chân trời nào thì vẫn luôn có người mong ta trở về trong niềm hân hoan mong nhớ.
Theo Lê Giang/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21