Rạn nứt hạnh phúc vì vợ chồng khắc khẩu
Ông chẳng, bà chuộc
Liên và Hùng cưới nhau đã 3 năm, nhưng hai bên gia đình nội ngoại và bạn bè thân thiết chưa bao giờ thấy họ chuyện vui vẻ được với nhau quá 5 phút. Thường thì chỉ được một lúc là vợ chồng họ to tiếng, đến mức người thân gọi họ là “Ông chẳng bà chuộc”.
Có lần, người chị họ đến chơi, trong câu chuyện, Liên than thở công việc ở cơ quan nhiều, về nhà lại túi bụi chuyện cơm nước, con cái nên chẳng có thời gian đi thăm thú họ hàng, bạn bè. Hùng nghe vợ nói mà tưởng vợ đụng chạm tới mình liền hùng hổ cắt ngang: “Chị đừng có tin cô ấy. Đàn bà gì mà khó tính, lắm lời. Bảo tôi lau nhà, tôi lau chưa xong thì cằn nhằn là vắt khăn không khô; bảo tôi xếp quần áo, tôi đang làm thì cô ấy lại xổ tung ra xếp lại rồi chê tôi làm cẩu thả. Tôi nhận phần đón con, chậm một chút thì cô ấy ca cẩm cả buổi tối rằng tội nghiệp con bé phải lang thang một mình ở sân trường chờ bố... Thôi để cô ấy làm hết cho nhanh!” Liên nghe vậy, cũng thấy đầu bốc hỏa: “Anh nói phải suy nghĩ nhé! Vợ nhờ việc gì cũng chần chừ, trậm trễ, có làm thì cũng qua quýt cho vợ ngứa mắt lần sau khỏi nhờ”. Cứ như vậy, chồng một câu, vợ một điều, họ dường như quên mất nhà đang có khách...
Vợ chồng khắc khẩu là một trong số những nguyên nhân khiến hạnh phúc rạn nứt. Ảnh minh họa. Nguồn Internet. |
Lần khác, mẹ của Liên tới chơi. Thấy vợ chồng cứ hơi tí là cãi vã, bà có nói đôi câu khuyên giải. Hùng được lời như cởi tấm lòng, than với mẹ vợ “Con nói ra cái gì cô ấy cũng nói ngược lại. Hình như không nói lại, cô ấy ăn cơm không ngon”. Liên nghe vậy lập tức “trả miếng: “Làm người thì phải có chính kiến, chẳng lẽ con mèo mà bảo nói con chó cũng phải nói theo à?”. Thế rồi vợ chồng họ lại cãi nhau. Mẹ vợ từ chỗ định khuyên giải bỗng chốc trở thành người “châm ngòi” cho cuộc khẩu chiến của họ.
Cũng trong tình trạng khắc khẩu là vợ chồng anh Huy, chị Hà ở Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng. Những cuộc “chuyện trò” của họ thường khiến cho hàng xóm bị đinh tai, nhức óc. Có lần, buổi sáng, hàng xóm thấy hai vợ chồng vui vẻ ra khỏi nhà và vui vẻ trở về. Lát sau có xe của cửa hàng điện máy chở chiếc tủ lạnh tới. Vậy là chỉ tích tắc hàng xóm đã nghe anh chị to tiếng. Chị bực dọc: “Đã nói rồi, nhà nhỏ thì mua cái nào be bé thôi. Vậy mà cứ thích cái to”. Anh cự lại: “Vậy chứ ai ước có cái tủ rộng rãi để đựng nhiều thức ăn?”. Chị đốp: “Ao ước thế thôi còn anh phải biết là nhà mình chật chội chứ!”. Anh bực bội: “Nói xuôi cũng cô mà nói ngược cũng cô. Im cái miệng cho người khác nhờ”. Anh nói một câu, chị đốp lại một câu, trận chiến kéo dài tới trưa.
Đừng để lời nói trở thành kẻ phá hoại hạnh phúc
Nhiều người cho rằng cãi nhau làm cho vợ chồng hiểu nhau hơn và điều chỉnh cho phù hợp nhưng thực tế, nhiều cặp vợ chồng cãi nhau quá hăng say dẫn đến những hệ lụy đáng buồn, như câu chuyện của vợ chồng anh Thắng, chị Huyền ở quận Long Biên.
Cha mẹ ly hôn, mẹ chị Huyền đi bước nữa, rồi lại gãy đổ đến mấy lần. Đối với chị Huyền, đây là một nỗi đau và chị mong mình đừng bước theo con đường của mẹ. Thế nhưng, mỗi khi vợ chồng có chuyện rầy rà, anh lại mang mẹ chị ra để mỉa mai. Đỉnh điểm là khi cô em gái của chị có người yêu nhưng gia đình bạn trai không đồng ý. Thấy vậy, anh Thắng châm chọc: “Mẹ em thế kia, nhà trai nghe không sợ mới lạ”. Chị bực bội: “Anh tưởng nhà anh tốt lắm à? Thằng em anh cũng hút chích, nghiện ngập chứ có tốt đẹp gì đâu?”. Sau lần đó, họ đưa đơn ra tòa.
Theo các chuyên gia tâm lý, chuyện hai vợ chồng không hợp nhau khoản ăn nói là bình thường trong cuộc sống. Nhưng nếu giữ ở mức độ trong nhà, biết giữ thể diện cho nhau thì không sao, nếu không dễ làm người kia cảm thấy bị xúc phạm, bị hụt hẫng, xấu hổ với bạn bè mà sinh ra khó tính, bực mình, tự ái. Đến một mức nào đó, khi sự khắc khẩu đi quá giới hạn của nó, vợ chồng khó có thể sinh sống được với nhau nữa.
Hơn nữa, nhiều cặp vợ chồng không đơn giản chỉ là tranh luận suông mà cả hai còn sử dụng những từ ngữ không hay ho để ví von. Thỉnh thoảng gắt lên một câu so sánh khiến người nghe tự ái, cảm thấy cuộc sống gia đình như địa ngục, nhất là khi phải nói chuyện với chồng/vợ.
Cũng theo các chuyên gia tâm lý, khắc khẩu chỉ là yếu tố nho nhỏ trong cuộc sống vợ chồng. So với những lo toan hàng ngày điều đó không phải là lớn lao. Nhưng nếu không biết kiềm chế, để sự khắc khẩu được tự tung tự tác, không biết nghĩ đến đối phương mà chỉ nhằm thỏa mãn sự hiếu thắng và ý muốn của bản thân, nó sẽ trở thành kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Cộng đồng 05/11/2024 14:38
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53