Những câu chuyện đằng sau cánh cửa phòng thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Kỳ thi vào lớp 10 luôn là một bước ngoặt quan trọng đối với nhiều học sinh và phụ huynh. Đây không chỉ là một cuộc thi đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn học phổ thông cơ sở mà còn mở ra một chân trời mới với nhiều cơ hội và thách thức.
Hà Nội: Danh sách các điểm thi vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025
Những câu chuyện đằng sau cánh cửa phòng thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025
Thí sinh xếp hàng chờ lên phòng thi vào lớp 10 Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Cuộc đua vào lớp 10 công lập năm nay ở Hà Nội càng trở nên căng thẳng hơn khi dự kiến hơn 50.000 học sinh Hà Nội không có suất vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, đằng sau những phút giây căng thẳng trong phòng thi là những câu chuyện về sự hỗ trợ của cộng đồng và tình cảm gia đình đáng trân trọng.

Chúng tôi đã gặp gỡ và lắng nghe câu chuyện từ những người trực tiếp liên quan đến kỳ thi này diễn ra sáng 2/6, kỳ thi vào lớp 10 Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn và Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội).

Chúng tôi có cơ hội trò chuyện với ông Đồng Văn Giới, từ Hòa Bình xuống Hà Nội đưa cháu là Đồng Thị Phương Nhung, tham gia kỳ thi vào lớp 10 Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội). Ông Giới chia sẻ: "Để chuẩn bị kỹ lưỡng, hai ông cháu tôi đã đến nhà người quen từ hôm qua, sáng nay, chúng tôi dậy từ 5 giờ sáng để không bị trễ giờ thi. Nhìn cháu phấn khích chuẩn bị, tôi cũng cảm thấy yên tâm hơn".

Những nỗ lực như của ông Giới không phải là hiếm gặp. Nhiều phụ huynh đã sắp xếp công việc, thậm chí xin nghỉ làm để đưa con đi thi, tạo điều kiện tốt nhất cho các con.

Những câu chuyện đằng sau cánh cửa phòng thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025
Ông Đồng Văn Giới, từ Hòa Bình xuống Hà Nội đưa cháu Đồng Thị Phương Nhung, tham gia kỳ thi vào lớp 10 Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội).

Không thể không kể đến sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ sinh viên tình nguyện. Em Lê Nhật Minh, sinh viên năm nhất Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, lần đầu tiên tham gia chương trình "Tiếp sức mùa thi" trong đội Sinh viên Xung kích, đã kể lại: "Chúng em đã họp chuẩn bị từ 5 - 6 lần trước kỳ thi. Sáng nay, chúng em có mặt ở trường từ 4 giờ 45 sáng để ổn định tổ chức, quan sát, hướng dẫn các thí sinh và phụ huynh. Năm nay chỉ thi một môn nên chúng em dự kiến hoàn thành công việc vào khoảng 12 giờ trưa".

Nhật Minh cũng tâm sự về cảm xúc của mình: "Đây là lần đầu tiên em tham gia, nên cũng có phần hồi hộp và lo lắng. Nhưng nhìn thấy các em đến trường, mình lại nhớ đến thời gian cũng trải qua kỳ thi quan trọng này. Thật sự rất cảm động khi thấy nhiều phụ huynh và học sinh dậy từ sáng sớm, tất cả vì tương lai của các em".

Những câu chuyện đằng sau cánh cửa phòng thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025
Em Lê Nhật Minh, sinh viên năm nhất Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Áp lực không chỉ đè lên vai các thí sinh mà còn lan toả đến phụ huynh. Anh Nguyễn Huy Thế, bố thí sinh Nguyễn Phương Thảo, đến từ Thanh Trì, Hà Nội kể lại: "Sáng sớm nay, tôi đã rất lo lắng khi đưa con đến trường thi. Sau khi con vào phòng thi, tôi không thể ngồi yên mà quyết định ra khu vực phân luồng xe máy để giúp nhà trường hướng dẫn xe vào bãi. Điều này giúp tâm trạng tôi đỡ căng thẳng hơn khi chờ đợi".

Những câu chuyện đằng sau cánh cửa phòng thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025
Anh Nguyễn Huy Thế, bố của thí sinh Nguyễn Phương Thảo, đến từ Thanh Trì, Hà Nội, phân luồng xe máy để giúp nhà trường hướng dẫn xe vào bãi.

Anh Lê Văn Uy, bố của thí sinh Lê Hiếu Anh thi vào lớp Chuyên Khoa học Tự nhiên, tâm sự: "Con rất hồi hộp khi chuẩn bị thi. Trước khi thi, con yêu cầu chỉ cần bố mẹ đưa đến cổng trường. Tôi thấy con lo lắng và run rẩy, có lẽ nó muốn tự mình ổn định tâm lý. Tôi tôn trọng cảm xúc của con, và chọn cách đứng bên ngoài chờ con hoàn thành bài thi".

Những câu chuyện đằng sau cánh cửa phòng thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025
Thí sinh đang xếp hàng chờ lên phòng thi vào lớp 10 Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội).

Không thể phủ nhận rằng kỳ thi vào lớp 10 là một cuộc đua khốc liệt và cam go. Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ gia đình và tình nguyện viên giúp các thí sinh giảm đi phần nào căng thẳng, lo lắng. Các thí sinh bước vào trường thi không chỉ mang theo hy vọng của chính mình mà còn là kỳ vọng từ gia đình và sự chờ đợi trong hồi hộp của phụ huynh. Sự chăm sóc chu đáo từ những người xung quanh thực sự là một nguồn động lực lớn giúp các em tự tin vượt qua thử thách.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

(LĐTĐ) Vạn Phúc - Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự và nhà phố “cuối cùng” tại khu đô thị cùng hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của nhiều khách hàng mong muốn trở thành cư dân tại nơi đây.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức

Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Để nắm bắt, thấu hiểu hơn nữa những tâm tư, nguyện vọng; kịp thời ghi nhận, giải đáp những băn khoăn vướng mắc của cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ sở, mới đây, Đại tá Nguyễn Thành Long - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã có buổi đối thoại trực tiếp với lực lượng Công an xã, thị trấn thuộc Công an huyện Mỹ Đức.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

(LĐTĐ) Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Tin khác

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Tặng quà 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp 20/11

Tặng quà 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp 20/11

(LĐTĐ) 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc các trường học trên địa bàn quận Ba Đình vừa được nhận quà của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng Hội Chữ thập đỏ quận.
Xem thêm
Phiên bản di động