Những bàn tay thêu cờ Tổ quốc

(LĐTĐ) Những lá cờ Tổ quốc tung bay giữa biển khơi, nơi miền biên viễn, rợp màu đỏ trong những trận cầu bóng đá của tuyển Việt Nam, phấp phới trên những con phố, rực rỡ tại những khu chung cư… và đặc biệt trong rừng cờ tại Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 phần nhiều được làm ra từ bàn tay của người dân làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín).
Tự hào lá cờ Việt Nam trên hành trình chinh phục miền biên ải Cần ứng xử có văn hóa với lá cờ Tổ quốc

Gần một thế kỷ “giữ hồn” cho lá cờ Tổ quốc

Với mỗi người dân, dù ở bất cứ đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh luôn là đại diện cho niềm tự hào Việt Nam, khơi dậy hai tiếng quê hương trong mỗi người con đất Việt. Vào mỗi sự kiện trọng đại của đất nước, hình ảnh lá cờ Tổ quốc bay phấp phới trên phố phường khiến lòng người cảm thấy hân hoan. Thân thuộc là vậy, thế nhưng, ít ai biết được chính xác về nơi sản xuất ra những lá cờ đỏ thắm ấy.

Những bàn tay thêu cờ Tổ quốc
Cờ Tổ quốc phấp phới bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội. (Ảnh: M. Phương)

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 30km, ngoài vẻ đẹp mộc mạc, bình dị như bao làng quê khác, làng Từ Vân chính là nơi tạo ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc đi đến khắp mọi miền đất nước. Nếu có dịp đến Từ Vân vào trước ngày lễ lớn, không khó để bắt gặp cảnh các gia đình mải miết với những cánh sao vàng năm cánh và những đường may thẳng tắp trên nền cờ đỏ trải dài khắp nơi. Tiếng máy khâu dồn dập, tiếng cắt vải xoèn xoẹt khắp mọi ngõ ngách đã trở thành thứ âm thanh quen thuộc của làng quê quanh năm rợp bóng cờ hoa này.

Có dịp trò chuyện với các bậc cao niên trong làng, chúng tôi càng thêm trân quý lịch sử của nghề may cờ làng Từ Vân. Theo lịch sử ghi lại, từ thế kỷ 16, làng Từ Vân đã nổi tiếng bởi các sản phẩm thêu, dệt. Trong số những người con của làng, không ít người đã lên phố Hàng Bông, Hàng Gai (Hà Nội) để mở cửa hàng bán sản phẩm thêu truyền thống.

Tháng 8/1945, để chuẩn bị cho ngày tổng khởi nghĩa, Ủy ban kháng chiến đã mời các nghệ nhân của làng Từ Vân thêu, làm cờ Tổ quốc. Những nghệ nhân sau đó được tuyển vào Hợp tác xã Cờ đỏ trên phố Hàng Bông. Đó là thời khắc lịch sử và cũng là dấu mốc “khai sinh” ra nghề may cờ Tổ quốc của làng Từ Vân.

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày Quốc khánh 2/9/1945, trong dòng người náo nức với rừng cờ phấp phới trên quảng trường Ba Đình có hàng vạn lá cờ được thêu dệt nên từ bàn tay tài hoa của những người thợ làng Từ Vân. Người làng còn nhớ lại, sau Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), cả làng Từ Vân vẫn tiếp tục may cờ để đưa lên chiến khu cách mạng. Họ âm thầm thêu những ngôi sao năm cánh với tất cả tấm lòng của mình cùng niềm tin cách mạng chiến thắng.

76 năm trôi qua, những ký ức hào hùng về ngày lịch sử vẫn chảy mãi trong huyết quản của dân làng. Chính vì vậy, trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian, đến nay, làng Từ Vân vẫn còn giữ nguyên nghề truyền thống. Những đôi bàn tay vẫn ngày đêm miệt mài bên tấm vải đỏ, cần mẫn làm nên những lá cờ mang hồn Tổ quốc. Thậm chí, trong làng có nhiều gia đình đã 4 đời gắn liền với nghề may cờ.

Anh Nguyễn Văn Phục (chủ một cơ sở may ở làng Từ Vân) cho biết, làng hiện có khoảng 10 nhà làm cờ, sản xuất vô cùng đa dạng. Người thêu cờ, người may cờ. Cờ phục vụ khai giảng năm học mới, cờ Tổ quốc treo ngày Quốc khánh 2/9, băng rôn, khẩu hiệu, phục vụ dịp lễ, Tết…

“Nghề này ở đây chủ yếu là cha truyền con nối, các thế hệ cứ thế nối tiếp nhau, vì thế nghề may cờ Tổ quốc sẽ chẳng bao giờ mất đi. Bản thân tôi cũng đã có 20 năm kế thừa nghề từ bố. Ý thức được lá cờ là hình ảnh quốc gia, nên chúng tôi luôn cố gắng làm sao cho thật đẹp để phục vụ đất nước”, anh Phục chia sẻ.

Anh Phục cũng cho biết thêm, trước đây, việc may cờ chủ yếu làm thủ công nên tốn thời gian, cần nhiều nhân công. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hiện nay, các hộ sản xuất quy mô lớn tại Từ Vân đều trang bị máy móc hiện đại, lập trình tự động trên máy tính nên độ chính xác cao, tốc độ cắt vải nhanh mà chi tiết lại sắc nét, đẹp hơn.

Mỗi dịp lễ, xưởng sản xuất của gia đình anh thường có từ 15 đến 20 lao động làm việc, trung bình mỗi ngày may vài trăm lá cờ với đủ mọi kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thực hiện Chỉ thị về giãn cách xã hội của Thành phố, xưởng của anh đã hạn chế tối đa người làm, sản lượng bằng 1/3 những năm trước.

Cháy mãi ngọn lửa truyền thống

Lá cờ mang hồn thiêng dân tộc nên may cờ tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải khéo léo, cẩn thận. Nghề may cờ Tổ quốc có nhiều cái khó so với các nghề may thêu khác và kỳ công từ khâu chọn vải, thêu, in, pha màu... làm sao để cờ may xong không chỉ chính xác về tiêu chuẩn mà phải sắc nét, bền đẹp. Để hoàn thành một lá cờ đạt tiêu chuẩn phải qua 10 công đoạn. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người làm cờ phải thực sự khéo léo, tỉ mỉ, chỉ cần một đường cắt lệch, lá cờ phải loại bỏ.

Những bàn tay thêu cờ Tổ quốc
Những đôi bàn tay của người làng Từ Vân miệt mài bên tấm vải đỏ làm nên những lá cờ mang “hồn” Tổ quốc (Ảnh chụp trước thời điểm giãn cách xã hội)

Bên cạnh áp dụng máy móc công nghiệp, chị Vương Thị Nhung là 1 trong số ít người ở làng Từ Vân còn theo nghề thêu tay thủ công. Mặc dù công sức phải bỏ ra nhiều hơn song với chị, việc làm này đã trở thành một thói quen và niềm yêu thích. Kỳ công là vậy cùng với thu nhập không cao nhưng gia đình chị Nhung vẫn quyết tâm “sống chết” với nghề. Bởi với chị, việc tiếp tục duy trì vừa là trách nhiệm gìn giữ nghề truyền thống của cha ông vừa như một niềm tự hào dân tộc.

Loại vải để thêu cờ được chị Nhung đặt mua từ làng La Khê (quận Hà Đông), còn chỉ thêu được mua từ làng Triều Khúc. “Thêu tay rất kì công và tỉ mỉ. Lá cờ khi hoàn thành không chỉ chính xác về tiêu chuẩn mà sắc nét, chắc chắn mà ngôi sao vàng phải đẹp, nổi bật trên nền cờ đỏ. Ngày trước bố tôi làm nghề này rồi truyền lại cho tôi. Tôi đã học nghề từ năm chưa đầy 10 tuổi, đến khi đi lấy chồng cũng mang nghề đi theo”, chị Nhung bày tỏ. Được biết bố chị Nhung là một trong những người đầu tiên đem nghề làm cờ về làng Từ Vân.

Trò chuyện trong tiếng những mũi thêu nhịp nhàng, chị Nhung kể về làng nghề trong niềm hãnh diện: “Mỗi năm, đến dịp Quốc khánh nhà nào cũng phải tăng nhân công lên gấp đôi, gấp ba để kịp tiến độ sản xuất phục vụ nhu cầu các xưởng. Năm nay tình hình có khác, việc sản xuất hạn chế nhiều”. Theo đó, có năm gia đình chị Nhung phải thuê thêm gần 50 thợ mới kịp tiến độ. Khung cảnh lúc nào cũng nhộn nhịp, người già, trẻ nhỏ ríu rít khiến cho lòng tự hào dân tộc trỗi dậy hơn bao giờ hết.

Một điều đáng quý ở làng Từ Vân đó là lá cờ Tổ Quốc với mỗi người đã trở thành một hình ảnh quen thuộc ngay từ khi lọt lòng. Từ khi sinh ra, những lá cờ đỏ sao vàng đã in sâu trong tâm trí họ. Với mong muốn truyền nghề lại cho thế hệ đi sau, nhiều gia đình đã dạy con làm quen với nghề từ khi còn nhỏ. Nhiều năm trôi qua, dù có thế nào, những lá cờ được làm ra từ bàn tay của những người thợ Từ Vân vẫn bền bỉ, óng đẹp theo thời gian, tung bay trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đó là niềm tự hào và cũng chính là niềm tin nghề may cờ Tổ quốc của làng Từ Vân sẽ tồn tại mãi với thời gian./.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động