Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc
Lại phát khùng với ‘ông chú Viettel’, ‘bà chị Mobi’ | |
Hạn chế mức tin nhắn, quyền lợi người tiêu dùng có được bảo đảm? | |
"Dẹp" tin nhắn rác, 28.000 số thuê bao bị chặn! |
Biến tướng tin nhắn
Sở TT&TT Hà Nội vừa ban hành văn bản gửi các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn, đề nghị tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với 394 số điện thoại quảng cáo, rao vặt sai quy định. Trong số này, Viettel và VNPT chiếm tỷ lệ áp đảo với hơn 350 số, các số điện thoại còn lại thuộc về MobiFone. Đây không phải là lần đầu tiên, Sở TT&TT HN yêu cầu xử lý tình trạng này. Trước đó, ngày 14/5, Sở TT&TT Hà Nội cũng đã có công văn đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn Hà Nội tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với 470 số điện thoại quảng cáo, rao vặt sai quy định.
Có thể thấy, tin nhắc rác đang trở thành vấn đề không chỉ gây bức xúc người tiêu dùng mà còn làm đau đầu các cơ quan quản lý. Thời gian qua, sau khi Chỉ thị số 82 của Bộ TT&TT về việc chống tin nhắn rác được ban hành cùng với sự nhập cuộc của các nhà mạng, tình trạng tin nhắn rác ở lĩnh vực nào đó đã giảm đáng kể. Cùng đó, chỉ trong nửa đầu năm 2015, các nhà mạng đã chặn hơn 964.000 thuê bao phát tán tin nhắn rác, tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với 361 đầu số, cắt dịch vụ đối với 52 đầu số khác do có những vi phạm liên quan đến tin rác, tin nhắn lừa đảo. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa thấm vào đâu so với thực tế, bởi những biến tướng của tin nhắn.
Ảnh minh họa |
Một trong những chiêu thức mới của đối tượng phát tán tin nhắn rác là gửi tin nhắn theo dạng người quen, hòng qua mặt biện pháp chặn tin bằng bộ lọc kỹ thuật của nhà mạng. Không ít khách hàng than phiền về việc thuê bao điện thoại của mình thường xuyên nhận được những tin nhắn theo kiểu “tuy quen mà lạ” này. Anh Nghiêm Xuân Thắng (Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội) kể khi anh nhận được tin nhắn với nội dung: “Em là H đây anh, gọi em ngay nhé…”. Ban đầu anh Thắng phân vân không biết ai là người nhắn tin liền bấm máy gọi lại vào số điện thoại gửi tin nhắn cho mình thì thấy thuê bao đó không liên lạc được. Lúc đấy anh mới biết mình bị lừa. Cũng giống anh Thắng, chị Ngọc (phố Hàn Thuyên – HBT – Hà Nội) bức xúc: “Tôi vô tình thấy tin nhắn lạ nhắn đến máy của ông xã. Mới đầu đọc thấy “E đây…”, tôi giật mình nghi ngờ chồng nhưng sau đó đọc hết hóa ra là một tin quảng cáo. Tại sao họ lại có thể nghĩ ra đủ trò gây phiền phức đến như vậy?”.
Không chỉ bị phiền toái bởi những tin nhắn kiểu người quen, nhiều khách hàng còn bị “móc túi” bởi những tin nhắn dưới dạng trúng thưởng. Nắm bắt được tâm lý khách hàng, những đối tượng phát tán tin nhắn quảng cáo dạng này thường đưa ra giá trị giải thưởng hấp dẫn như một xe chiếc xe máy thương hiệu đang được ưa chuộng, một sim thuê bao với con số “siêu vip” hay số tiền thưởng hàng chục triệu đồng. Vì thế, không ít khách hàng đã cả tin, dễ dàng bị dụ nhắn tin tới số điện thoại trong tin nhắn để đăng ký nhận giải mà không hề biết mình bị lừa. Cũng có nhiều trường hợp khách hàng bị mất tiền oan do được tự động đăng ký một số dịch vụ mà bản thân người dùng không hề hay biết như nhạc chờ, 3G, game... Chỉ đến khi thanh toán cước phí điện thoại thấy tăng vọt, người sử dụng mới biết mình đã bị mất tiền. Mỗi dịch vụ này người dùng có thể bị trừ ít nhất là 2.000 – 3.000 đồng/ngày, nhiều cũng phải mất 8.000 – 15.000 đồng/ngày. Số tiền này có thể là nhỏ so với một thuê bao nhưng nếu nhân lên con số hàng triệu thuê bao đang sử dụng dịch vụ thì nhà mạng nghiễm nhiên bỏ túi một khoản tiền tương đối lớn.
Cần sự chủ động của nhà mạng
Đã có nhiều giải pháp được đưa ra như đề xuất áp dụng giới hạn lượng tin nhắn gửi đi, có nhà mạng đang thử nghiệm chặn tin nhắn theo từ khóa, song tất cả vẫn chưa tìm được một “vacxin” hữu hiệu để ngăn chặn vấn nạn này ngay từ gốc. |
Nguyên nhân của tình trạng tin nhắn rác hoành hành, theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm là do chi phí thực hiện gửi tin nhắn thấp, hiệu quả quảng cáo lại cao nên nhiều người cố tình sử dụng. Bên cạnh đó, việc thực hiện đăng ký thông tin thuê bao trả trước và kiểm tra tính xác thực thông tin còn lỏng lẻo, việc triển khai đăng ký thông tin cá nhân còn nhiều bất cập. Hơn nữa, các doanh nghiệp di động chưa thật sự quyết liệt trong việc ngăn chặn tin nhắn rác. Dù qua thanh, kiểm tra đã xử phạt nhiều trường hợp nhưng thực tế mức xử phạt chưa đủ sức răn đe.
Dạo qua một số điểm bán sim thẻ trên thị trường, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được sim điện thoại đã kích hoạt mà không cần phải mất công đăng ký bằng chứng minh thư nhân dân. Để cạnh tranh, các nhà mạng còn liên tục đưa ra những hình thức khuyến mại đối với các thuê bao trả trước. Chỉ với vài chục nghìn đồng, người sử dụng có thể ngồi một chỗ gửi đi hàng trăm tin nhắn đến các thuê bao khác, chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Các sim điện thoại phát tán tin nhắn rác thường là sim rác, sau khi nhắn hết tài khoản hoặc bị cắt số điện thoại rao vặt, người vi phạm lại tìm mua một sim trả trước khác để tiếp tục quảng cáo trái phép.
Đã có nhiều giải pháp được đưa ra như đề xuất áp dụng giới hạn lượng tin nhắn gửi đi, có nhà mạng đang thử nghiệm chặn tin nhắn theo từ khóa, song tất cả vẫn chưa tìm được một “vacxin” hữu hiệu để ngăn chặn vấn nạn này ngay từ gốc. Một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông cho rằng: “Nắm người có tóc, không ai nắm kẻ trọc đầu”, đã đến lúc các sim thuê bao trả trước phải được siết chặt trong việc đăng ký thông tin thuê bao. Mỗi khách hàng khi mua sim bất kể là trả trước hay trả sau phải đăng ký tên chủ thuê bao theo chứng minh thư nhân dân. Từ đấy theo dõi thuê bao nào phát tán nhiều tin rao vặt, quảng cáo; nhà mạng có thể nắm được thông tin về đại lý cung cấp, chủ thuê bao để đưa ra hình thức xử phạt kịp thời.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, cho rằng: “Để triệt để ngăn chặn tin nhắn rác rất cần sự chủ động của các nhà mạng.” Hơn ai hết, các doanh nghiệp viễn thông cần đề cao trách nhiệm trong việc quản lý các đại lý, điểm đăng ký thông tin thuê bao để hạn chế tối đa tin nhắn rác, quảng cáo, rao vặt trái phép. Thế nhưng, liệu các nhà mạng có gạt lợi ích kinh tế của mình sang một bên để vì xã hội, vì lợi ích cộng đồng xử lý tình trạng này hay không lại là một bài toán khó trong thời điểm hiện nay.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Pháp đình 22/11/2024 19:00
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 22/11/2024 10:33
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Bộ trưởng Bộ Công an biểu dương Công an Hà Nội triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 20/11/2024 19:16
Không để xảy ra tình trạng phức tạp về tội phạm ma túy
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 20/11/2024 18:54
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Công an thành phố Hà Nội “lắng nghe tiếng nói từ cơ sở”
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 20/11/2024 09:36
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật 20/11/2024 07:07