Nhìn lại những ký ức chung
Bà Odile Welfelé, Trưởng phòng Phát triển và quan hệ quốc tế, Cục Lưu trữ Cộng hòa Pháp cho biết, nhiều người Pháp đã góp phần làm nên kho tư liệu tiếng Pháp về Việt Nam và Đông Dương.
Bên cạnh các nhà nghiên cứu, những người làm nên và lưu giữ các tư liệu này còn là các quân nhân, các bác sĩ. Các tư liệu của họ cũng rất đa dạng, liên quan đến đời sống và công việc của chính họ tại Việt Nam. Chẳng hạn, có người đặc biệt thích chụp những người bán rau quả trên đường phố Sài Gòn. Có những quân nhân lại chụp nhiều tư liệu về các dân tộc thiểu số. “Tư liệu lưu trữ đề cập đến đời sống quá phong phú. Tại Cục Lưu trữ Pháp, các tài liệu này vừa là tài liệu chuyên môn vừa là tài liệu về đời sống thường ngày được xếp thứ tự theo năm. Có thể thấy những năm 1930 Hà Nội là một thành phố vô cùng tươi đẹp và Đông Dương sống động”, bà Odile Welfelé nói.
Nhà hát lớn. |
Ông Benoit Van Reeth, Giám đốc Lưu trữ quốc gia hải ngoại Pháp nhận định, kho tư liệu về Việt Nam và Đông Dương cho phép các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận đời sống xưa từ cả tư liệu viết lẫn ảnh. Đặc biệt, những tư liệu về hành chính, văn hóa, sự vận hành của bộ máy thuộc địa được lưu trữ rất cẩn thận. Trong đó, có 9.000 trang tài liệu theo dõi Nguyễn Ái Quốc ở Việt Nam và Pháp cũng đã được số hóa. “Có người cho rằng chúng ta giữ hai nửa sẽ làm số tư liệu này bị giảm nửa giá trị. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Vì nếu Việt Nam giữ một phần, Pháp một phần thì giá trị sẽ tăng gấp đôi khi mỗi người nghiên cứu sẽ phải đi cả 2 nước, nhờ đó củng cố hơn nữa ký ức chia sẻ 2 nước”. Ông Benoit Van Reeth nói.
Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước: Để gìn giữ và phát huy giá trị của những di sản chung của 2 quốc gia, Việt Nam và Pháp sẽ cùng nhau tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, để làm sao đưa được các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa từ các tài liệu lưu trữ không chỉ được bảo quản ở Việt Nam mà còn đang được bảo quản ở cộng hòa Pháp, giới thiệu với đông đảo công chúng hai nước. Trong thời gian tới cục lưu trữ Cộng hòa pháp và Cục VTLTNN Việt Nam sẽ tiếp tục mang đến cho công chúng các hoạt động hợp tác trong việc tăng cường bảo quản và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Rất mong nhận được sự đón nhận của công chúng để các tài liệu lưu trữ được nói lên tiếng nói, giá trị của mình, giúp ta hiểu rõ hơn quá trình hình thành của 2 quốc gia… |
Theo bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, hiện tài liệu tiếng Pháp chiếm 80% khối lượng tài liệu trung tâm đang bảo quản. Trong đó, khối tài liệu hành chính từ năm 1860 - 1945 chiếm tỷ lệ lớn. Độc giả rất quan tâm đến khối tài liệu cấp Đông Dương như phông về thống đốc, nha Tài chính, nha Thương chính Đông Dương, nhà lưu trữ và thư viện Đông Dương... Bên cạnh đó cũng có khối tài liệu kỹ thuật cho biết chi tiết về công trình kiến trúc giao thông thủy lợi, tài liệu mở thầu, nâng cấp duy tu công trình kiến trúc, thủy lợi. Cũng có bản vẽ các công trình của cơ quan hành chính tư pháp, công thự, tư dinh trong thời kỳ thuộc địa.Các chuyên gia cũng cho rằng khối tư liệu tiếng Pháp về Đông Dương lưu trữ tại Việt Nam và Pháp có thể trở thành di sản tư liệu của UNESCO trong chương trình ký ức thế giới.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu
Tin khác
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29
Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025
Văn hóa 25/10/2024 14:08
Tuyên dương 87 Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu 2024
Văn hóa 25/10/2024 13:54
Nâng cao chất lượng đào tạo nghệ thuật trong xu thế hội nhập
Văn hóa 25/10/2024 10:25
Công an Hà Nội giành Cúp vàng Liên hoan Truyền hình Phát thanh Công an nhân dân
Văn hóa 24/10/2024 07:37
Tiếng vang lịch sử: Khi người trẻ kể chuyện Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng hội họa
Văn hóa 23/10/2024 06:04
Gần 600 phụ nữ thi dân vũ Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp
Văn hóa 22/10/2024 19:57
Hành trình kỳ thú khám phá kiến trúc Pháp cổ tại "Giao lộ Sáng tạo"
Văn hóa 22/10/2024 16:37