Nâng cao chất lượng đào tạo nghệ thuật trong xu thế hội nhập

(LĐTĐ) Mới đây, trong khuôn khổ chương trình giao lưu truyền thống các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội đã phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn hiện nay”.
Ấn tượng Chung khảo hội thi “Giọng hát hay Tây Hồ” lần thứ 4 năm 2024 Tháng 11, Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024 diễn ra tại Hà Nội Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Thủ đô

Buổi tọa đàm do PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và TS. Vũ Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, chủ trì, thu hút sự tham gia của nhiều lãnh đạo, nhà nghiên cứu và đại diện các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trên cả nước.

Phát biểu khai mạc, TS. Vũ Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện lần này, không chỉ là cơ hội để các trường học hỏi kinh nghiệm mà còn để thắt chặt tình đoàn kết và phát triển trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Đồng thời, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn, các cơ sở đào tạo nghệ thuật cần chung tay tìm kiếm những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, kỳ vọng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng chính quyền các tỉnh thành sẽ hỗ trợ vượt qua những khó khăn mà những trường văn hóa, nghệ thuật đang gặp phải.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghệ thuật trong xu thế hội nhập
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và TS. Vũ Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, chủ trì tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến đáng chú ý đã được đưa ra, trong đó PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh mục tiêu “Kinh tế chia sẻ - Tri thức chia sẻ”, khuyến khích các trường nghệ thuật đổi mới, cập nhật xu thế để tự cứu mình trong thời kỳ hội nhập.

Bà cũng nhấn mạnh sự ủng hộ từ phía Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là ưu tiên phát triển chuyển đổi số và xây dựng các hệ thống học mở. Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội được kỳ vọng sẽ tiên phong trong chuyển đổi số và chia sẻ các phương pháp giảng dạy, cũng như kho dữ liệu sinh viên để giúp họ tiếp cận thị trường lao động một cách hiệu quả.

Ngoài ra, đại diện từ các trường như: Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Thừa Thiên Huế; Đồng Nai và nhiều cơ sở khác cũng đóng góp những ý kiến tâm huyết.

Các trường đồng thuận về việc tăng cường hợp tác, trao đổi giảng viên và sinh viên giữa các vùng miền nhằm truyền bá chính xác các ngành nghệ thuật đặc thù như chèo, tuồng, ca trù, đờn ca tài tử. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn trong việc tuyển sinh, đặc biệt là các ngành nghề nghệ thuật có tính di sản đang gặp nguy cơ mai một, cơ chế tự chủ và chế độ đãi ngộ cho giảng viên, cán bộ công nhân viên cũng là 1 thách thức.

Tọa đàm còn được lắng nghe những chia sẻ, góp ý của NSND Nguyễn Xuân Bắc - Phó Hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật Quân đội và PGS. TS Lê Vĩnh Hưng - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học sư phạm và nghệ thuật Trung ương đều đánh giá cao tính cấp thiết trong việc lựa chọn nguồn lực về con người.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghệ thuật trong xu thế hội nhập
Buổi tọa đàm là cơ hội để tìm ra những giải pháp bền vững, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành giáo dục nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Theo đó, trong thời gian tới, cần đội ngũ tham mưu đến các lãnh đạo phụ trách quan tâm để đạt hiệu quả trong việc gìn giữ giá trị và vị trí từng ngôi trường. Cần đội ngũ cán bộ giảng viên tâm huyết, cống hiến; tập trung công tác biểu diễn để khẳng định chuyên môn, truyền thông, quảng bá hình ảnh để khẳng định vị thế tên tuổi của các đơn vị đào tạo văn hóa nghệ thuật.

Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã ghi nhận các ý kiến tại tọa đàm và cam kết nghiên cứu kỹ lưỡng. Ông nhấn mạnh việc trọng dụng nhân tài, phát triển khu công nghiệp văn hóa sáng tạo và nâng tầm nghệ thuật trình diễn; khai thác giá trị độc đáo của từng ngành nghề nghệ thuật.

Kết thúc buổi tọa đàm, TS. Vũ Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, đã tổng kết các ý kiến đóng góp, ghi nhận những trăn trở của các đại biểu. Đồng thời, cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp thiết thực để khắc phục những khó khăn chung. Ông cũng kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn từ lãnh đạo các cấp, tạo điều kiện cho các trường nghệ thuật có thể hoàn thành sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Buổi tọa đàm không chỉ là dịp để nhìn lại những thách thức mà các trường nghệ thuật đang đối mặt mà còn là cơ hội để tìm ra những giải pháp bền vững, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành Giáo dục nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Mỹ Dung - Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

(LĐTĐ) Từ ngày 13 - 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.
Tỷ giá USD hôm nay (10/11): Đồng USD thị trường tự do giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (10/11): Đồng USD thị trường tự do giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 10/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.278 VND/USD, tăng tuần 36 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 104,95 điểm, tăng tuần 0,64%.
Giá vàng hôm nay 10/11: Vàng tiếp tục sụt giảm ở cả trong nước và thế giới

Giá vàng hôm nay 10/11: Vàng tiếp tục sụt giảm ở cả trong nước và thế giới

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Vàng miếng SJC giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, mất mốc 86 triệu đồng. Vàng nhẫn giữ nguyên.
Dự báo giá vàng tuần tới: Đà “lao dốc” sẽ còn tiếp diễn

Dự báo giá vàng tuần tới: Đà “lao dốc” sẽ còn tiếp diễn

(LĐTĐ) Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ có thể vẫn sẽ còn tác động tiêu cực đến giá vàng tuần tới.
Dự báo thời tiết ngày 10/11: Đêm và sáng trời se lạnh, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 10/11: Đêm và sáng trời se lạnh, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 10/11, khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện được tổ chức từ năm 2021, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra trong 9 ngày, từ ngày 9 đến 17/11, dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô. Lễ hội quy tụ sự tham gia của hơn 500 đơn vị, nhà sáng tạo, kiến trúc sư, nghệ nhân, với điểm nhấn đặc biệt là sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực thiết kế.
Đồng bộ giải pháp để thúc đẩy giải ngân đầu tư công đạt mục tiêu 95%

Đồng bộ giải pháp để thúc đẩy giải ngân đầu tư công đạt mục tiêu 95%

(LĐTĐ) Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, còn 3 tháng để giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 (đến hết tháng 1/2025). Để đạt được mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng, Chính phủ ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Tin khác

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện được tổ chức từ năm 2021, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra trong 9 ngày, từ ngày 9 đến 17/11, dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô. Lễ hội quy tụ sự tham gia của hơn 500 đơn vị, nhà sáng tạo, kiến trúc sư, nghệ nhân, với điểm nhấn đặc biệt là sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực thiết kế.
Phim lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam

Phim lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học” trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024, các vị khách mời đã thảo luận những vấn đề đặt ra khi chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh.
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo

(LĐTĐ) Liên hoan phim không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi" - Tiểu thuyết về đại dịch cháy hàng sau 5 ngày ra mắt

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi" - Tiểu thuyết về đại dịch cháy hàng sau 5 ngày ra mắt

(LĐTĐ) Chỉ sau 5 ngày phát hành chính thức từ ngày 30/10, tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi" của tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã bán hết 1.000 bản in đầu tiên, một con số ấn tượng cho thấy sức hút mạnh mẽ của tác phẩm. Trước nhu cầu lớn của độc giả, Nhà xuất bản Văn học và Công ty TNHH Văn hóa Đông Tây đã quyết định tái bản ngay tác phẩm này.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Xem thêm
Phiên bản di động