Hành trình kỳ thú khám phá kiến trúc Pháp cổ tại "Giao lộ Sáng tạo"
"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội Trải nghiệm tuyến lễ hội kiểu mới tại các công trình văn hóa lịch sử Thủ đô |
Viên ngọc kiến trúc giữa lòng Hà Nội
Trên con phố Lê Thánh Tông, giảng đường Đại học Khoa học Tự nhiên (tiền thân là Đại học Đông Dương, sau là Đại học Tổng hợp) nổi bật với kiến trúc độc đáo, nơi hội tụ giữa phương Đông và phương Tây. Điểm đặc biệt nhất của công trình này là bức bích họa khổng lồ, một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa. Vẽ theo phong cách châu Âu nhưng nội dung lại mang đậm bản sắc Việt, bức họa là sự kết hợp độc đáo giữa hai nền văn hóa.
Bức họa ở giảng đường Đại học Khoa học Tự nhiên gợi cảm giác như đang ở thánh đường. |
Tác giả của bức họa - họa sĩ Victor Tardieu, vị hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Mỹ thuật Đông Dương, đã dành trọn tâm huyết để tạo nên một tác phẩm vừa hoành tráng vừa giàu ý nghĩa. Bức họa rộng 11x7m không chỉ ghi lại chân dung 200 nhân vật, mà còn kể câu chuyện về một xã hội Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình.
Trung tâm bức họa là cổng tam quan truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ, được điểm tô bởi tán cây cổ thụ sum suê và đôi câu đối ý nghĩa về sự học. Các nhân vật trong tranh - từ bác sĩ, kỹ sư đến quan tòa, nông dân - phản ánh sinh động bức tranh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, thời kỳ giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.
Nhà khách Chính phủ đã quen thuộc nhưng không nhiều người để ý những vết đạn 80 năm tuổi. |
Trong khi đó, Nhà khách Chính phủ, tiền thân là Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mang trong mình những vết tích hùng hồn của lịch sử đấu tranh. Hàng rào sắt với những vết đạn loang lổ không chỉ là dấu tích của chiến tranh, mà còn là chứng nhân của những ngày tháng hào hùng. Mỗi vết đạn, mỗi vết lõm trên thanh sắt đều kể một câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Pháp, về những người con Hà thành đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do.
Nơi đây còn ghi dấu câu chuyện bi tráng về Anh hùng Lê Gia Đỉnh - người đã đơn thân độc mã cản bước quân thù, tạo thời gian cho đồng đội rút lui an toàn. Sự hy sinh của ông đã trở thành biểu tượng cho tinh thần quật cường của người Hà Nội, khiến ông được mệnh danh là "cảm tử quân số 1" của Thủ đô. Những vết tích chiến tranh này được giữ nguyên như một bảo tàng ngoài trời, nhắc nhở hậu thế về một thời kỳ lịch sử đầy oanh liệt.
Nhà hát Lớn - địa điểm “check-in” bậc nhất Thủ đô - ẩn chứa nhiều kho tàng bí mật đằng sau. |
Còn Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ là công trình kiến trúc đẹp mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo và bền bỉ của con người. Xây dựng trên vùng đất vốn là đầm lầy, công trình đòi hỏi một kỳ công trong xây dựng với 35 nghìn cọc tre làm móng. Các nguyên vật liệu cao cấp được vận chuyển từ Pháp sang, tạo nên một công trình mang đậm phong cách kiến trúc Opera Paris, nhưng vẫn hài hòa với không gian đô thị Hà Nội.
Nội thất Nhà hát được thiết kế và trang trí công phu không kém gì các cung điện châu Âu, với những họa tiết tinh xảo, những đường nét mềm mại của phong cách tân cổ điển. Mỗi chi tiết, từ các cột trụ, lan can đến trần nhà đều được chăm chút tỉ mỉ, tạo nên một không gian nghệ thuật đẳng cấp giữa lòng Hà Nội.
Nằm liền kề Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tiền thân là Viện Viễn Đông Bác Cổ, là một minh chứng độc đáo cho sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Công trình này đặc biệt ở chỗ các kiến trúc sư đã khéo léo lồng ghép những họa tiết trang trí truyền thống của Việt Nam vào một công trình mang phong cách phương Tây, tạo nên một phong cách kiến trúc độc đáo được gọi là kiến trúc Đông Dương.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo - Đánh thức những di sản
Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để check-in những di sản kiến trúc Pháp cổ. Nhưng sẽ rất "lãng phí", nếu chỉ ngang qua dịp tháng 11 này. Khi hàng loạt công trình kiến trúc Pháp mở cửa đón cộng đồng, trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mang tên "Giao lộ Sáng tạo".
"Giao lộ Sáng tạo" được hình thành bởi sự kết nối giữa trục Bắc - Nam (phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông) và trục Đông - Tây (dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền). Không gian này có hàng loạt di sản kiến trúc từ thời Pháp thuộc và đang được khai thác trong thời hiện đại như: Cung Thiếu nhi Hà Nội (Ấu trĩ viên), Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ phủ), Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tổng hợp… và các vườn hoa Nhà hát Lớn, Cổ Tân, Diên Hồng, Tao Đàn, Lý Thái Tổ.
Những công trình kiến trúc, những vườn hoa sẽ trở thành không gian của văn hoá, nghệ thuật và sáng tạo.
Nếu tính theo trục Bắc Nam, Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ là điểm khởi đầu. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hoá - sáng tạo dày đặc nhất. Mỗi người, dù những sở thích khác nhau về nghệ thuật đều tìm thấy điều mình yêu thích trong không gian này, khi tại đây vừa có các cuộc triển lãm - workshop - tọa đàm về nghệ thuật thị giác.
Phối cảnh triển lãm tại Cung Thiếu nhi Hà Nội. |
Trong khi đó, "điểm hút" giới trẻ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một show diễn về thời trang của các đơn vị nghiên cứu, phục hồi các loại cổ phục và thực hành âm nhạc. Show diễn mang một cái tên gợi nhiều tò mò là "Kế vãng khai lai". Có thể hiểu là kế thừa tinh hoa quá khứ, khai mở tương lai.
Nhà hát Lớn, ngoài những show âm nhạc, thời trang sẽ có một Lễ diễu hành "không đụng hàng" giới thiệu đến công chúng cộng đồng sáng tạo của thành phố Hà Nội. Lễ diễu hành tôn vinh, quảng bá 7 lĩnh vực sáng tạo bao gồm: Thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, phim ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thống và âm nhạc. 7 tác phẩm đại diện cho 7 lĩnh vực được tạo hình độc đáo, kết hợp giữa sáng tạo truyền thống và sáng tạo hiện đại, tạo nên một bức tranh đa dạng.
Ngoài ra, Lễ diễu hành còn có các đoàn riêng biệt theo nhóm các đơn vị, với biểu trưng cho mỗi lĩnh vực, sử dụng những cách thể hiện đa dạng và cuốn hút. Đặc biệt, các xe buýt du lịch hai tầng sẽ được huy động sử dụng như những sân khấu di động, biểu diễn các màn trình diễn ấn tượng và âm thanh sôi động.
Điểm cuối của "trục sáng tạo" này là Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Tổng hợp cũ), nơi tần suất các hoạt động văn hoá - sáng tạo chỉ đứng thứ hai sau Cung Thiếu nhi Hà Nội. Được các nghệ sĩ, nhà sáng tạo đầu tư nhiều công sức nhất là tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác Cảm thức Đông Dương. Tại đây sẽ trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương, trong cảm quan đa dạng của những kiến trúc sư, họa sĩ và nghệ sĩ hiện tại.
Giữa tiết trời se lạnh của những ngày đầu đông Hà Nội, hành trình khám phá này hứa hẹn mang đến những trải nghiệm văn hóa đặc sắc, nơi quá khứ và hiện tại giao hòa, nơi truyền thống và hiện đại đan xen, tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm
Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024
Lật tẩy "chiêu trò" của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ/m2 tại Sóc Sơn
LĐLĐ quận Long Biên tiếp tục đổi mới hoạt động
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh
Triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông tới cán bộ Công đoàn Thủ đô
Tin khác
Cảm xúc tháng Mười hai
Văn hóa 03/12/2024 07:08
"Gia tài cho con" - Bộ sách về trí tuệ cảm xúc đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia 2024
Văn hóa 30/11/2024 13:03
Giải thưởng Sách Quốc gia đóng góp nền tảng tri thức vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Xã hội 29/11/2024 22:49
Tri ân tác giả, người làm xuất bản tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII
Xã hội 29/11/2024 22:09
Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Văn hóa 29/11/2024 21:34
Độc đáo show trình diễn thị giác "Tây Park - Ngàn"
Văn hóa 29/11/2024 19:46
Khi nỗi đau được chữa lành bằng tiếng cười
Văn hóa 29/11/2024 14:01
Tối nay 29/11, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII
Xã hội 29/11/2024 11:16
Góc nhìn mới về Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua phim 3D mapping “Sử đá lưu danh”
Văn hóa 29/11/2024 06:31
Ấn tượng chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm”
Xã hội 28/11/2024 13:10