Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia Thăng Long - Hà Nội
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày "Ánh sáng từ Đường Kách mệnh" | |
Đề nghị công nhận bệ đá hoa sen thế kỷ VIII-IX là bảo vật quốc gia |
Tính đến nay, Chính phủ đã công nhận 12 hiện vật và nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia trải dài từ thời Văn hóa Đông Sơn cho đến thời Nguyễn do Hà Nội lưu giữ và bảo quản.
Trong đó, Bảo tàng Hà Nội vinh dự lưu giữ 4 bảo vật quốc gia và trưng bày trong đợt này gồm: Trống đồng Cổ Loa và bộ lưỡi cày đồng; Chuông Thanh Mai; Cây đèn gốm men lam xám thế kỷ XVI của nghệ nhân Đặng Huyền Thông và Long đình gốm Bát Tràng thế kỷ XVII.
Ngoài ra, Bảo tàng cũng trưng bày một số hình ảnh, mô hình của những bảo vật quốc gia khác. Cụ thể, trưng bày mô phỏng tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Thánh Ân, thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, niên đại thế kỷ XVI; hình ảnh bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, là bộ tượng Di Đà Tam Tôn sớm nhất đến nay ở Việt Nam, đạt chuẩn mực về tạo hình Phật giáo đầu thế kỷ XVII; 34 pho tượng Phật thời Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) ở chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất; đình Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai.
Ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho biết các nhóm bảo vật quốc gia sẽ được trưng bày qua Tết Nguyên đán 2018 để người dân và du khách có cơ hội tìm hiểu về bảo vật. Năm 2019, khi khánh thành khu trưng bày chính thức, Bảo tàng Hà Nội sẽ làm các mô hình bảo vật thu nhỏ để làm quà lưu niệm cho du khách khi đến thăm Hà Nội.
Hình ảnh các bảo vật quốc gia lần đầu được trưng bày:
Trống đồng Cổ Loa. (Ảnh: Báo Thể thao văn hóa). |
Bộ lưỡi cày đồng, bộ hiện vật thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay 2500 – 2000 năm, được phát hiện ngay trong lòng tòa thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. (Ảnh: Báo Thể thao văn hóa). |
Đèn gốm men lam xám thế kỷ XVI của nghệ nhân Đặng Huyền Thông, một nghệ nhân tượng gốm tài hoa tiêu biểu ở thời Mạc. (Ảnh: Báo Thể thao văn hóa). |
Long đình, sản phẩm gốm Bát Tràng thế kỷ XVII. (Ảnh: Báo Thể thao văn hóa). |
Chuông Thanh Mai có niên đại năm 798, phát hiện tại Bãi Rồng, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, là 1 trong 10 kỷ lục văn hóa Phật giáo Việt Nam năm 2006. (Ảnh: Báo Thể thao văn hóa). |
Theo Thu Hà/baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28