Nhiều sáng tạo trong phương pháp giảng dạy
Ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển tố chất nổi trội của học sinh
Tiêu biểu nhất trong những sáng kiến dạy học cho khối Trung học cơ sở năm nay là Giáo trình dạy học tích hợp trên nền tảng phần mềm công nghệ Onenote của cô giáo Vũ Bích Phương (Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng, quận Cầu Giấy). Nhờ giáo trình này, cô Phương đã phát hiện ra học sinh có tố chất đặc biệt và khuyến khích các em phát triển năng lực cá nhân. Học sinh của cô Phương đã đạt những thành tích cao trong các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Cô giáo Vũ Bích Phương trình bày trước Hội đồng xét duyệt giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. |
Ngoài ra, cô giáo Vũ Bích Phương còn cùng đồng nghiệp nghiên cứu và biên soạn công trình “Dự án ứng phó biến đổi khí hậu – mô hình dạy và học định hướng phát triển bền vững”. Đây là một sân chơi trao đổi kiến thức sôi nổi dành cho các giáo viên và học sinh trên nền tảng kỹ thuật số.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Mai (Trưởng phòng Đào tạo, Hệ thống giáo dục HOCMAI, thành viên Hội đồng xét duyệt), đánh giá rất cao những sáng kiến của cô Phương: “Cô giáo Vũ Bích Phương không những đã tự tin ứng dụng công nghệ cao vào dạy học mà quan trọng hơn cô đã kết nối được cộng đồng các giáo viên tâm huyết và sáng tạo lại, cùng nhau nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau. Đó là tinh thần đồng đội mà Hội đồng xét tuyển chúng tôi luôn mong đợi ở các nhà giáo”.
Kiên nhẫn bền bỉ đồng hành cùng học sinh đặc biệt
Điều nổi bật và gây xúc động mạnh trong ngày xét duyệt giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo khối Trung học cơ sở còn là những tấm gương thầy cô tận tâm bền bỉ dạy dỗ, chăm lo cho những học sinh đặc biệt.
Thầy giáo Phạm Văn Hoan (Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn, quận Đống Đa) - là quản lý một trường khuyết tật - đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu những lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ để tiếp cận và dạy dỗ học sinh. Cụ thể, thầy Hoan đã dùng âm nhạc góp phần trị liệu cho học sinh khiếm thính, dùng thể dục thể thao trị liệu cho học sinh khiếm khuyết về vận động.
Các thầy, cô giáo trong ngày xét duyệt khối Trung học cơ sở. |
Hay như cô giáo Đỗ Thị Thủy (Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng) có sáng kiến tổ chức “Trải nghiệm bữa ăn trong bóng tối” cho học sinh mắt sáng để các em có sự thấu cảm với những khó khăn, mất mát, thiệt thòi của các bạn khiếm thị. Từ đó, cô Thủy đã gieo vào lòng các em những hạt mầm yêu thương, nhân ái.
Trong khi đó, thầy giáo Hoàng Đức Mạnh (Trường Trung học cơ sở Lê Thanh, huyện Mỹ Đức) lại khiến đồng nghiệp và Hội đồng xét duyệt khâm phục vì sự tận tâm trong giáo dục học sinh cá biệt. Năm nào thầy Mạnh cũng được nhà trường giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp cá biệt. Đó là những lớp thiếu sự đoàn kết, nhiều học sinh vi phạm nội quy, nhiều học sinh nghiện chơi games, bỏ bê việc học.
Thầy giáo Phạm Văn Hoan (Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn, quận Đống Đa). |
Chính vì vậy, thầy Mạnh đã có sáng kiến tổ chức câu lạc bộ “Goodbye games” tập hợp các em mê games lại, giao cho các em làm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký câu lạc bộ, cùng giám sát lẫn nhau. Nhờ đó, các em không còn ham chơi games nữa mà tập trung học và đạt kết quả tốt. Theo thầy Mạnh, chơi games không có gì xấu cả, nhưng nếu ham chơi quá mà bỏ bê việc học thì học sinh không thể thành công trong cuộc sống.
Tổng kết lại ngày xét duyệt khối Trung học cơ sở, ông Nguyễn Ngọc Ân (Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Công đoàn Giáo dục Việt Nam, thành viên Hội đồng xét duyệt) cho hay: “Tôi đã thực sự bị thuyết phục bởi những sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của các nhà giáo khối Trung học cơ sở. Các thầy cô đã thay đổi để nắm bắt được tâm tư học sinh, tôn trọng phong cách học của các em, từ đó đưa ra cách giáo dục tốt nhất cho từng em. Đó chính là sự khác biệt trong tư duy giảng dạy cho lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở - lứa tuổi đang trong giai đoạn thay đổi tâm sinh lý và mong muốn khẳng định cái tôi rất cao”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục
Xã hội 26/10/2024 10:50