Nhiều rủi ro khi động vật hoang dã là thú cưng
Tái thả động vật hoang dã về rừng nguyên sinh “Cầu” cứu hộ động vật hoang dã đặc biệt trong đại dịch Buôn lậu động vật hoang dã vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm |
Tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Cùng lên tiếng bảo vệ các Hệ sinh thái vì Thiên nhiên và Con người” do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) điều phối thực hiện.
Theo thông tin từ tọa đàm, những năm gần đây, tại Việt Nam, nuôi thú cưng là động vật hoang dã đang trở nên phổ biến, nhất là ở giới trẻ. Trào lưu này đã được cảnh báo gây ra nhiều rủi ro không chỉ cho động vật được nuôi, người nuôi mà còn đối với môi trường sinh thái.
Đánh giá về tác động từ trào lưu nuôi thú cưng, trường hợp loài rùa, bà Nguyễn Thu Thủy, đại diện Chương trình bảo tồn Rùa châu Á cho biết, theo khảo sát của ATP, thị trường thú cảnh 12 tháng qua (9/2020-9/2021) có 1.912 cá thể bị rao bán trên online, tập trung vào các loài ở miền Nam.
![]() |
Tọa đàm trực tuyến chủ đề "Khi động vật hoang dã là thú cưng" chỉ ra việc tiếp xúc gần với các loài động vật hoang dã còn gây những rủi ro đối với sức khỏe của con người. |
Internet trở thành phương tiện chính để quảng cáo, giao dịch, buôn bán rùa trái phép; việc mua bán diễn ra từ cách đây hơn 10 năm khá công khai nhưng nay chuyển sang các hình thức hội/nhóm kín hơn, sử dụng thuật ngữ để tránh bị lọc theo từ khóa hoặc bị phát hiện vi phạm. Về phương tiện, xe khách là phương tiện vận chuyển thông dụng cho việc buôn bán động vật trái phép vì dễ che giấu và trà trộn với các hàng hóa khác.
Về những rủi ro khi nuôi rùa, bà Nguyễn Thu Thủy cũng chỉ ra đây tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe, bệnh tật với người nuôi, nhất là trẻ em do có thể tiếp xúc với mầm bệnh trên cơ thể rùa qua cầm nắm, thậm chí ôm ấp, bỏ vào miệng.
Ngoài ra, mầm bệnh truyền nhiễm do nhóm vi khuẩn Salmonella spp trên mai và da rùa có thể gây thương hàn, tiêu chảy, sốt… thậm chí tử vong; nhiều loài rùa khá hung dữ, có thể cắn người nuôi.
Bàn về việc nuôi động vật hoang dã làm thú cưng - nhìn từ góc độ phúc lợi động vật, ông Nguyễn Tam Thanh, đại diện Quỹ Động vật châu Á cho rằng, Việt Nam đứng 16 trên thế giới về đa dạng sinh học nhưng hoạt động khai thác, săn bắt cũng rất mạnh mẽ.
Việt Nam cũng là nơi trung chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã nhưng chưa có nhiều khảo sát, do đó chưa đưa ra được bức tranh về buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đầy đủ tại Việt Nam.
“Trong bối cảnh Covid-19 hạn chế đi lại, con người cần đặt mình vào hoàn cảnh của các loài động vật khác để hiểu cảm xúc của động vật và quyết định nuôi động vật làm cảnh hay không. Nhiều loài động vật hoang dã có môi trường sống đa dạng nhưng khi sống trong môi trường nhân tạo thì không thể thích nghi nên khiến loài sinh trưởng kém, cơ thể yếu, dễ mắc bệnh, hành vi bất thường” - đại diện Quỹ Động vật châu Á chia sẻ.
Tọa đàm cũng thảo luận các vấn đề xoay quanh việc nuôi động vật hoang dã làm thú cưng như: Khía cạnh pháp lý trong vấn đề nuôi động vật hoang dã là thú cưng; tác động đối với vấn đề bảo tồn động vật hoang dã; phúc lợi cho động vật… Trong đó, các chuyên gia cũng đề xuất tới các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng nuôi động vật hoang dã làm thú cưng trái pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giá vàng thế giới tăng lên kỷ lục mới

Tỷ giá USD hôm nay (1/4): Thế giới phục hồi, thị trường tự do tiếp tục giảm

Giá vàng hôm nay (1/4): Vàng nhẫn và vàng miếng lên gần 102 triệu đồng/lượng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/4: Trời rét, sáng sớm có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Nhận định trận đấu Arsenal vs Fulham: Pháo thủ quyết tâm giành 3 điểm

Hôm nay (1/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Tin khác

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách
Sự kiện 01/04/2025 07:13

Hành trình khẳng định thương hiệu
Sự kiện 01/04/2025 06:25

32 năm chuyện của chúng tôi
Sự kiện 31/03/2025 22:05

Niềm vui mỗi lần nhận giải
Sự kiện 31/03/2025 19:54

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...
Sự kiện 31/03/2025 17:21

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư
Sự kiện 31/03/2025 15:40

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới
Sự kiện 30/03/2025 21:57

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sự kiện 29/03/2025 15:56

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã
Sự kiện 29/03/2025 09:47

Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo
Sự kiện 29/03/2025 09:18