Nhiều người trẻ bị đột quỵ, vì sao?
Nắng nóng kéo dài: Làm gì để bảo vệ sức khỏe? | |
Đột quỵ não vì bỏ thuốc chữa bệnh theo “giáo phái lạ” |
Cách đây ít ngày, cựu tuyển thủ bóng đá Việt Nam Phan Quý Hoàng Lâm đột ngột qua đời ở tuổi 36 do đột quỵ. Đáng cảnh báo là thời gian gần đây, các bệnh viện (BV) đã tiếp nhận không ít ca đột quỵ ở người trẻ.
Xu hướng chung
Cách đây vài ngày, BV Đa khoa tỉnh Cần Thơ vừa cứu sống một người đàn ông 42 tuổi bị vỡ túi phình động mạch não, gây đột quỵ thể xuất huyết não, ngưng tim, ngưng thở. Tại BV Gia An 115 cũng vừa cứu kịp bệnh nhân H.N.T (35 tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) bị nhồi máu não đỉnh thái dương. Một người đàn ông trẻ tuổi khác cũng đã được các bác sĩ (BS) của BV Thống Nhất (TP HCM) cứu sống cách đây không lâu. "Bệnh nhân mới 39 tuổi, có yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá rất nhiều. Bệnh nhân bị đột quỵ do huyết khối gây tắc mạch" - BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Thống Nhất, kể lại.
Hiện nay, trung bình mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ, cứ 45 giây thì có 3 người bị; trong 6 người đột quỵ thì có 1 người tử vong, 2 người bị biến chứng. Trước đây, đột quỵ là vấn đề của người lớn tuổi, ít nhất trên 55 tuổi, thậm chí trên 60-65 tuổi mới có nguy cơ. Tuy nhiên những năm gần đây, khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở người trẻ. Đột quỵ ở người trẻ đang tăng gần 50% trong hơn 10 năm qua.
Theo TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP HCM, hiện nay những cái chết bất ngờ ở tuổi từ 35 đến 40 vì đột quỵ đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuổi 40-45 chiếm hơn 1/3 các ca đột quỵ, bởi nhóm tuổi này thường hội đủ các yếu tố nguy cơ, thói quen xấu: stress cao độ, lạm dụng rượu bia, nghiện thuốc lá... Qua nghiên cứu hơn 1.600 ca đột quỵ đến BV S.I.S Cần Thơ, những yếu tố nguy cơ được ghi nhận nhiều nhất là cao huyết áp, béo phì, cholesterol cao, bệnh lý tim mạch, hút thuốc lá…
Các quốc gia khác trên thế giới cũng đối mặt với tình trạng tương tự. Thống kê của Hiệp hội Đột quỵ quốc gia Mỹ cuối năm 2019 cho thấy đột quỵ não đang gia tăng ở những người trẻ tuổi, với 15% các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên. Trong vòng 1 thập kỷ qua, số thanh niên ở Mỹ nhập viện do đột quỵ tăng 44%.
Một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn bảo đảm dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ đột quỵ. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU |
Do bệnh lý lẫn lối sống
BS Nguyễn Đức Vũ, Giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn (TP HCM), cho biết đột quỵ ở người trẻ thường do 2 nhóm nguyên nhân: bệnh lý bẩm sinh và lối sống.
Trong nhóm bệnh lý bẩm sinh, nguyên nhân chủ yếu đến từ các dị dạng ở mạch máu não như túi phình động mạch não. Thường bệnh nhân không biết mình bị vấn đề này cho đến khi tai biến xảy ra. Các dị dạng này như một "quả bom nổ chậm", có thể gây đột quỵ ở bất cứ độ tuổi nào. "Biểu hiện thường thấy nhất ở người bị dị dạng mạch máu não là những cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên, không rõ nguyên nhân. Vì vậy, nếu có triệu chứng này thì phải đi khám; sau khi loại trừ các nguyên nhân thông thường hơn ví dụ như viêm xoang, BS sẽ tính đến việc cho bệnh nhân chụp mạch máu não để kiểm tra" - BS Nguyễn Đức Vũ cho biết.
Nguyên nhân lớn nhất khiến số ca đột quỵ gia tăng ở người trẻ vẫn là do lối sống. Theo BS chuyên khoa II Dương Duy Trang, Trưởng Khoa Nội tim mạch - Tim mạch can thiệp BV Gia An 115, thường gặp nhất là việc sử dụng nhiều thuốc lá, tiếp đó là dùng quá nhiều rượu bia. Chưa kể cuộc sống hiện đại, mức độ stress cũng cao hơn, làm tăng tần suất mắc bệnh đột quỵ ở các bệnh nhân trẻ hơn.
BS Trương Quang Anh Vũ cho biết ông từng khám cho nhiều người trẻ có các yếu tố nguy cơ xảy ra đột quỵ sớm. Phổ biến nhất là rối loạn lipid máu (còn được gọi là mỡ máu, máu nhiễm mỡ, cholesterol cao), cao huyết áp, tiểu đường; ngoài ra là người có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc nhiều, lạm dụng rượu, béo phì, lối sống kém vận động…
Rối loạn lipid máu đang có xu hướng gia tăng. "Tình trạng này tạo lập các mảng xơ vữa bám dọc lòng mạch máu, gây hẹp lòng mạch máu, làm giảm lượng máu đến nuôi các cơ quan. Xơ vữa động mạch ở não làm hẹp lòng động mạch, giảm máu nuôi nhu mô não. Mảng xơ vữa có thể bong ra hoặc tạo lập huyết khối trên mảng xơ vữa làm tắc động mạch gây đột quỵ thể nhồi máu não. Mảng xơ vữa làm giảm độ bền thành mạch, có thể vỡ mạch máu não gây đột quỵ thể xuất huyết não" - BS Trương Quang Anh Vũ giải thích.
Đột quỵ do tắm đêm Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, tình huống đột quỵ, trụy tim do tắm đêm thường là vì mới bắt đầu tắm đã dội nước trực tiếp lên đầu, gây thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến hiện tượng co mạch ở vùng đầu. Nhẹ thì người tắm sẽ cảm thấy nhức đầu, choáng, nhiễm lạnh gây bệnh hô hấp. Nếu người đó có sẵn các bệnh lý nền như cao huyết áp, các bệnh tim mạch khác thì có thể đột quỵ, trụy tim. Vì vậy, nếu tắm đêm, dù là thanh niên khỏe mạnh vẫn nên tắm nước ấm, nhà tắm kín gió, làm ướt người từ từ, từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với nhiệt độ, tắm xong phải làm khô người, đầu tóc, mặc quần áo đủ ấm rồi mới ra khỏi nhà tắm. Nếu đã là người có bệnh tim mạch thì tốt nhất không tắm đêm. |
Tập thể dục và ăn uống điều độ Theo BS Trương Quang Anh Vũ, lối sống lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ đột quỵ. Một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, giảm muối, giảm mỡ; tập thể dục thường xuyên; giữ cân nặng phù hợp; bỏ thuốc lá, hạn chế rượu; tuân thủ khuyến cáo của BS, điều trị rối loạn lipid máu, cao huyết áp... nếu có. BS Nguyễn Đức Vũ nhấn mạnh lối sống năng vận động không chỉ là tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, mà cần tận dụng tất cả các hoạt động trong ngày. Không nên ngồi làm việc liên tục quá lâu, ngồi khoảng 1 giờ thì phải đứng dậy đi lại; tranh thủ vận động cơ thể tại chỗ như duỗi chân tay; hạn chế dùng thang máy mà hãy thay thế bằng đi cầu thang bộ. |
Theo Anh Thư - Nguyễn Thạnh/nld.com.vn
https://nld.com.vn/suc-khoe/nhieu-nguoi-tre-bi-dot-quy-vi-sao-20200525212514452.htm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46