Nhiều người rao bán căn hộ, “tháo chạy” khỏi chung cư mini

(LĐTĐ) Sau vụ cháy thương tâm tại chung cư mini ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều người đang sở hữu các căn hộ ở chung cư mini đã rao bán “cắt lỗ”, tuy nhiên người mua cũng không mấy mặn mà.
Hà Nội: Tổng kiểm tra, rà soát 100% chung cư mini, nhà trọ, cơ sở kinh doanh Hà Nội: Thông qua Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Qua ghi nhận thực tế và trên một số nhóm, website bất động sản tại Hà Nội, một căn hộ chung cư mini từ hơn 35m2 đến gần 70m2 đang được chào bán “cắt lỗ” chỉ còn 600 triệu đồng đến trên một tỷ đồng/căn hộ. Đơn cử, với một công trình trên phố Bùi Xương Trạch (quận Thanh Xuân, Hà Nội), giá căn hộ 32 - 50m2 được chủ nhà rao bán với mức giá 13 triệu đồng/m2.

Một người khác sở hữu căn hộ chung cư mini có diện tích 35m2 nằm trong một con ngõ trên đường Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng quyết định “cắt lỗ” với giá 680 triệu đồng, kèm theo đó là có nội thất cơ bản như bếp, tủ lạnh, điều hòa... Người này mua căn hộ vào khoảng một năm trước với giá 780 triệu đồng, chưa có nội thất.

Nhiều người rao bán căn hộ, “tháo chạy” khỏi chung cư mini
Bên trong một căn hộ chung cư mini đang được rao bán sau vụ cháy xảy ra tại Khương Hạ, Thanh Xuân. (Ảnh: HP)

Chị Nguyễn Thị Mai (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Cách đây 8 năm, tôi mua căn hộ diện tích 56m2 ở một chung cư mini với giá 1,1 tỷ đồng. Toà nhà cao 10 tầng không có thang thoát nạn bên ngoài và cũng không có thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng quy định. Sau vụ hỏa hoạn ở Thanh Xuân vừa qua, vợ chồng tôi quyết định bán căn nhà. Mấy ngày gần đây chúng tôi rao bán và đã hạ giá xuống còn 800 triệu đồng nhưng vẫn chưa thấy có khách nào hỏi, tôi nghĩ do không có sổ đỏ, thêm nữa mọi người giờ đều có tâm lý e ngại khi nhắc đến chung cư mini”.

Anh Nguyễn Văn Thành - chủ một căn hộ 42m2 tại quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ, anh mua căn hộ có giá 900 triệu đồng cách đây 7 năm bởi gần cơ quan, giá rẻ và hàng tháng không mất nhiều phí dịch vụ như chung cư thương mại. Tuy nhiên, anh Thành cũng giật mình vì chung cư mình ở tương tự như chung cư vừa bị cháy.

“Toà nhà tôi cao 10 tầng, tầng 1 để xe và tầng thượng để phơi quần áo. Tại tầng thượng, chủ quây kín bằng khung sắt, lợp mái tôn, không có cửa thoát hiểm. Ngõ vào trong toà nhà chỉ khoảng gần 3m, cách đường lớn ước tính 20-40m”, anh Thành nói.

Vì lo sợ xảy ra cháy, anh Thành cũng chuẩn bị thang dây, mặt nạ phòng độc… “Dù chuẩn bị vật dụng, tôi vẫn có ý định rao bán căn hộ này để chuyển xuống nhà đất cấp 4 và chấp nhận xa trung tâm. Chắc chắn giờ giá chung cư mini hạ nhưng chỉ cần bán được, lỗ tôi cũng bán”, anh Thành cho hay.

Nhiều chủ đầu tư sau khi bỏ hàng chục tỷ đồng cho các toà chung cư mini cũng đang rao bán “cắt lỗ” vì việc bán và cho thuê không hiệu quả. Đặc biệt, sau sự cố cháy nổ ở phố Khương Hạ vừa qua, việc kinh doanh được dự báo chắc chắn sẽ càng ngày càng khó hơn.

Đang hoàn thiện nhà chung cư mini 6 tầng, 1 tum, anh Đinh Tuấn Hiệp (quận Cầu Giấy, Hà Nội) nói: “Diện tích đất 60 m2 tôi xây 12 phòng để cho thuê. Tôi đã xây xong phần thô và đang hoàn thiện. Tuy nhiên, giờ tôi không chịu nổi lãi vay ngân hàng vẫn lên tới 13,5% nên tôi quyết định bán cắt lỗ 500 triệu đồng so với đầu năm 2023 tôi rao bán”.

Không chỉ rao bán căn hộ mà trên nhiều trang bất động sản, không khó để bắt gặp các quảng cáo bán chung cư mini. Các tòa nhà này có diện tích bình quân 50-100 m2/sàn, cao từ 5-8 tầng, giá từ 6-10 tỷ đồng.

Nhiều người rao bán căn hộ, “tháo chạy” khỏi chung cư mini
Nhiều căn hộ chung cư mini đang được rao bán nhưng khách hàng không mấy mặn mà. (Ảnh: HP)

Nhiều chuyên gia bất động sản đánh giá, sau vụ hỏa hoạn tại tòa chung cư mini tại Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) khiến 56 người tử nạn, phân khúc này có thể sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự vào cuộc mạnh tay của cơ quan chức năng trong việc siết lại điều kiện hoạt động.

Nhận định về xu hướng này, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển bất động sản ATV nói, ngoài vấn đề về pháp lý, vay vốn, chất lượng căn hộ tại chung cư mini cũng không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy. Đây sẽ là những rào cản khiến nhiều người cân nhắc khi mua chung cư mini vào thời gian tới.

“Sau vụ cháy ở Khương Hạ, thị trường chung cư mini sẽ bị siết hơn, vì vậy, chủ đầu tư xây dựng cũng phải đầu tư nhiều tiền hơn mới có thể cho thuê. Còn người mua, họ cũng sẽ dè chừng hơn khi lựa chọn loại hình này”, bà Hương dự báo.

Cũng bàn luận về vấn đề này, chuyên gia bất động sản Lê Thanh Duy cho rằng, việc mua - bán chung cư mini ở thời điểm này tương đối “nhạy cảm”. Người bán có vẻ nhiều, nhưng chưa chắc đã có người mua, cho dù là bán “cắt lỗ”.

“Rất nhiều người đang tỏ ra hoài nghi chất lượng của các chung cư mini hiện nay, nên họ thà ở nhà thuê còn hơn mua chung cư mini cắt lỗ. Vì vậy, hiện nay dòng sản phẩm này rất khó bán”, ông Duy nói.

Anh Nguyễn Thế Hùng, một người chuyên môi giới chung cư mini ở Hà Nội cũng cho biết, thời gian gần đây, anh nhận được rất nhiều sản phẩm là các toà chung cư mini rao bán. Nguyên nhân là bên cạnh những nhà đầu tư đang làm ăn tốt thì những người dùng đòn bẩy tài chính đang khá chật vật. Đơn cử, công ty của anh vừa nhận một sản phẩm mới được chủ gửi bán là chung cư mini 7 tầng ở quận Bắc Từ Liêm trên khu đất 80m2, giá hơn 13 tỷ đồng. Do phải vay ngân hàng gần 6 tỷ đồng với lãi suất thả nổi lên tới 13 - 14%/năm, chủ nhà chấp nhận giảm 500 triệu đồng cho khách mua trong tháng 9.

Anh Hùng cho hay, khu chung cư mini này gồm 14 căn hộ. Ban đầu, chủ đầu tư định xây để cho thuê. Từ đầu năm đến nay, việc cho thuê không mấy thuận lợi, chỉ có 50% số phòng được lấp đầy, còn lại là phòng trống, không có người ở.

Theo một số chuyên gia bất động sản, các tòa chung cư mini xây sai phép, vi phạm trật tự xây dựng (vượt tầng, thiếu an toàn cháy nổ...) thời gian tới có thể sẽ bị cấm hoặc buộc phải cải tạo lại, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của nhà đầu tư. Thậm chí, ở trường hợp xấu nhất, chung cư mini có thể trải qua thời kỳ “đóng băng” như loại hình karaoke sau hàng loạt vụ cháy thảm khốc. Vì vậy, trong ngắn và trung hạn, phân khúc này sẽ tiếp tục gặp thêm nhiều khó khăn, áp lực, đòi hỏi các nhà đầu tư cân nhắc, tính toán kỹ trước khi xuống tiền.
Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, công tác đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện xe buýt là hết sức cần thiết, góp phần vì một Thủ đô xanh, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, để đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch đi vào sử dụng là không hề dễ, đòi hỏi quyết tâm cao cùng cơ chế, chính sách hỗ trợ và một lộ trình cụ thể.
Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

(LĐTĐ) Chiều nay (28/11), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức lễ bàn giao và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa Mái ấm Công đoàn tới 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.
Lan tỏa lòng nhân ái

Lan tỏa lòng nhân ái

(LĐTĐ) Với cương vị là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Tựu A (quận Bắc Từ Liêm), Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, yêu thương học trò và lan tỏa cách sống nhân ái bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

(LĐTĐ) Thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” do ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động, sự gắn kết, trách nhiệm giữa những trường ở nơi thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn sẽ dài hơi hơn, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.
Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

(LĐTĐ) Theo cơ quan chức năng, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp cuối năm diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi. Việc đăng ký thông tin cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội, các hình thức giao dịch online, thương mại điện tử, hay “bẫy quảng cáo” trên các website… cũng là cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tin khác

9 tháng đầu năm 2023, Hà Nội có thêm 153.529m2 sàn nhà ở

9 tháng đầu năm 2023, Hà Nội có thêm 153.529m2 sàn nhà ở

(LĐTĐ) Trong 9 tháng của năm 2023, toàn Thành phố đã hoàn thành 152.250m2 sàn nhà ở, tương ứng 812 căn hộ nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư, không có dự án nhà ở xã hội nào hoàn thành.
Đa dạng hình thức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Đa dạng hình thức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đánh giá là chính sách có vai trò quan trọng, tác động lớn đến đời sống xã hội. Trong đó, người dân đặc biệt quan tâm đến mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, điều kiện tái định cư…
Đề xuất mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội

Đề xuất mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo hướng những người thuộc diện phải nộp thuế thu nhập ở mức lũy tiến thứ 2 cũng thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 do Quốc hội tổ chức mới đây, trong phiên thảo luận Chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, vấn đề nhà ở xã hội đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Chuẩn bị đấu giá 3 khu đất "vàng" ở Đồng Nai

Chuẩn bị đấu giá 3 khu đất "vàng" ở Đồng Nai

(LĐTĐ) Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định đưa ra đấu giá 3 khu đất ở vị trí đắc địa tại huyện Cẩm Mỹ và Trảng Bom.
Nhiều rủi ro, dễ tranh chấp, vì sao người dân vẫn muốn mua chung cư mini?

Nhiều rủi ro, dễ tranh chấp, vì sao người dân vẫn muốn mua chung cư mini?

(LĐTĐ) Bất chấp những tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về tính pháp lý, an ninh trật tự, cháy nổ… thế nhưng tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, chung cư mini vẫn là một trong những lựa chọn “hàng đầu” của nhiều người dân. Vì sao lại có nghịch lý này?
Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội vẫn “neo” ở mức cao

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội vẫn “neo” ở mức cao

(LĐTĐ) Ghi nhận từ thị trường bất động sản ở Hà Nội thời gian qua cho thấy, bất chấp việc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lãi suất và các chính sách thắt chặt tín dụng, giá căn hộ chung cư mới mở bán vẫn “neo” ở mức tương đối cao. Trong khi đó, các phân khúc khác đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải cắt lỗ…
TP.HCM: Khẩn trương và chủ động gỡ khó cho dự án bất động sản

TP.HCM: Khẩn trương và chủ động gỡ khó cho dự án bất động sản

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang khẩn trương và chủ động thực hiện hàng loạt giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản trên địa bàn.
Cần quy định chặt chẽ về đặt cọc trong mua bán bất động sản

Cần quy định chặt chẽ về đặt cọc trong mua bán bất động sản

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho rằng, nếu không quy định rõ ràng về tiền đặt cọc khi mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì khi rủi ro xảy ra, người mua bị mất một khoản tiền rất lớn.
Đề xuất thu phí với nhà đất được hưởng lợi từ đầu tư cơ sở hạ tầng

Đề xuất thu phí với nhà đất được hưởng lợi từ đầu tư cơ sở hạ tầng

(LĐTĐ) Thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hóa) cho rằng, thực tế nhiều dự án nhà ở đã hưởng lợi trực tiếp từ việc đầu tư của Nhà nước và cơ sở hạ tầng. Người mua nhà thường gián tiếp phải trả do giá nhà tăng theo những tiện ích công cộng đó.
Xem thêm
Phiên bản di động