Nhiều lo lắng khi con vào lớp 1 học trực tuyến
Dù khó khăn đến đâu, ngành GD&ĐT Hà Nội vẫn quyết tâm duy trì dạy tốt, học tốt Hà Nội: Khai giảng năm học mới trực tuyến vào ngày 5/9 Kiên định mục tiêu đổi mới |
Thời điểm này, trong khi toàn Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 không khỏi lo lắng, bởi nếu như đầu năm học chưa thể tới trường đồng nghĩa với việc con có khả năng phải học trực tuyến trong thời gian tới. Lo lắng của phụ huynh cũng có cơ sở bởi lớp 1 là lứa tuổi đặc biệt nhất trong các khối đầu cấp, học sinh chuyển từ Mầm non lên Tiểu học, làm quen với viết, đọc nên việc dạy học trực tuyến sẽ rất khó khăn cho cả thầy lẫn trò.
Cứ nghĩ đến con gái năm nay vào lớp 1 phải học trực tuyến, chị Nguyễn Thị Hồng (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) lại tỏ ra sốt ruột. Chưa hình dung nổi học trực tuyến thì học sinh lớp 1 sẽ luyện chữ, đánh vần thế nào, chị Hồng dự định nếu con thật sự phải học theo hình thức này thì sẽ cắt cử người ngồi cùng để kèm cặp, hướng dẫn.
Trẻ lớp 1 học trực tuyến. |
“Con còn quá nhỏ, chưa tự vận hành được máy tính, cũng chưa học trực tuyến lần nào. Nếu phải học trực tuyến thì luôn phải có người lớn ở bên theo kèm để giúp con về máy móc và nhắc nhở con tập trung. Ngoài ra, tôi cũng sợ con mới chập chững bước vào lớp 1 mà suốt ngày cứ học trên máy tính, không có nhiều thời gian được trò chuyện, tiếp xúc với thầy cô, bạn bè sẽ phần nào ảnh hưởng đến tinh thần con, khiến con không có năng lượng, sự hào hứng khi học, từ đó việc học tập không đạt hiệu quả cao” - chị Hồng bày tỏ.
Cùng chung tâm lý với chị Hồng, chị Đỗ Thị Thùy Khanh (phường Việt Hưng, quận Long Biên) tâm sự: “Tôi rất băn khoăn không biết việc học trực tuyến với các em nhỏ mới chập chững bước vào lớp 1 có hiệu quả hay không. Như con lớn, trước khi vào lớp 1 tôi có cho con tham gia các lớp tiền lớp 1 nên rất yên tâm khi con đi học chính thức. Tuy nhiên, con thứ 2 chuẩn bị vào lớp 1 rồi mà con vẫn chưa biết một chút gì, chỉ biết các số từ 1 đến 9 và một số chữ cái thường gặp. Đầu năm học, nếu học trực tuyến tôi e rằng con sẽ rất khó tiếp thu bài và học chậm. Ở trường được các thầy cô có chuyên môn kèm cặp còn đang vất vả, huống chi là phụ huynh chúng tôi. Bên cạnh đó, vợ chồng tôi cũng không thông thạo về các thiết bị công nghệ nên cũng khá lúng túng trong khoản này”.
Cho con theo học lớp 1 tại một trường tư thục tại quận Bắc Từ Liêm, chị Vũ Thị Quế (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên các con phải tiếp cận với cách học mới. Với học sinh lớp lớn thì không còn bỡ ngỡ do đã trải qua 2 năm được tiếp cận với cách học trực tuyến. Tuy nhiên với các con năm nay vào lớp 1 thì quả là thiệt thòi và quá khó khăn cho cả nhà trường và phụ huynh. “Bước vào lớp 1 là quá trình thay đổi rất quan trọng đối với các con cả về mặt tâm lý lẫn hình thành tính cách. Được đến trường, được gặp gỡ thầy cô, bạn bè, làm quen môi trường lớp học, kỷ luật… các con sẽ vào nếp rất nhanh chóng. Gia đình tôi chọn trường tư cho con học đầu cấp. Mặc dù môi trường giáo dục ngoài công lập có nhiều ưu việt hơn như được trang bị kỹ thuật dạy học hiện đại, phương pháp giảng dạy của thầy cô theo hướng mở, chú trọng khơi gợi sự tò mò, sáng tạo của học sinh nhưng với lớp 1 thì những yếu tố này không tạo cảm giác thích học cho các con” - chị Quế chia sẻ.
Cũng theo chị Quế, việc học trực tuyến bắt buộc phải có người lớn hỗ trợ. Một đứa trẻ 6 tuổi dù không còn xa lạ gì với những máy tính bảng, thiết bị smartphone nhưng không thể thành thạo các thao tác để vào lớp học. Nếu gia đình nào bố mẹ vẫn phải đi làm, không có người lớn hỗ trợ thì việc sử dụng máy tính để vào lớp học quả là đánh đố với các con. “Chưa kể, các con chưa quen với kỷ luật của một lớp học kiến thức nên rất dễ mất tập trung. Như con tôi học một tiết nhưng phải đến 4-5 lần xin cô giáo và bố mẹ cho đi uống nước, vệ sinh... Đó chỉ là lý do để các con muốn thoát ra khỏi lớp học vì chưa đủ kiên trì ngồi nghiêm chỉnh học suốt thời gian 45 phút dù các thầy cô giáo đã rất cố gắng xây dựng các bài giảng tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh thông qua các câu chuyện, hình ảnh sinh động, bắt mắt” - chị Quế cho biết.
Việc dạy và học trực tuyến thay thế cho việc dạy và học trực tiếp ở địa phương chưa thể học trực tiếp được trong điều kiện dịch bệnh hiện nay được xem là phù hợp và khả thi nhất. Nhiều thầy cô giáo cho rằng dù học trực tiếp hay trực tuyến, trẻ lớp 1 khó tránh cảm giác lo sợ khi học trường mới, lớp mới, thầy cô mới, bạn bè mới... Quá trình học trực tuyến, thiếu vắng các hoạt động cùng ăn, chơi, ngủ nghỉ với bạn bè, tiếp xúc giáo viên khiến việc củng cố tâm lý cho các con càng khó khăn hơn. Chính vì vậy cần có sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường để việc học trực tuyến của con trẻ trở nên hiệu quả.
Ghi nhận của phóng viên, thời điểm hiện tại, nhiều trường ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành cho học sinh học trực tuyến. Riêng với chương trình của lớp 1, các nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp như dạy học vào buổi tối với sự tham gia của phụ huynh, giảm số lượng môn học, dạy học qua video clip... để đảm bảo chất lượng và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Còn tại khối các trường công lập, công tác chuẩn bị, phương án dạy và học đối với học sinh lớp 1 cũng đang được gấp rút thực hiện.
Năm học 2021-2022, giáo dục Tiểu học đặt ra 2 nhiệm vụ mới. Một là chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Nhiệm vụ mới thứ hai là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19 đối với cấp Tiểu học. Chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục và điều kiện thực tế của người học. Tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử phù hợp để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong điều kiện dịch diễn biến phức tạp, học sinh phải tạm dừng đến trường nhưng việc học vẫn không gián đoạn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Triển khai các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai
Dự kiến nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ hoàn thành vào ngày 30/3/2025
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024
Tin khác
Hải Phòng: Huyện An Dương biểu dương phong trào thi đua “Hai tốt” năm học 2023 - 2024
Giáo dục 13/11/2024 07:35
Ngành GD&ĐT Thủ đô: 70 năm vươn mình bứt phá
Xã hội 12/11/2024 14:33
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu
Giáo dục 11/11/2024 17:05
Trường THCS Vân Canh: Lan tỏa phong trào khuyến học, khuyến tài
Giáo dục 11/11/2024 15:29
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Giáo dục 10/11/2024 20:32
Ấn tượng chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”
Xã hội 10/11/2024 12:36
Sẽ nghiên cứu mức phụ cấp tương xứng cho nhân viên y tế, kế toán trường học
Giáo dục 09/11/2024 21:49
Trang bị kiến thức sử dụng Internet an toàn cho học sinh
Xã hội 09/11/2024 18:50
70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô - Hành trình kiến tạo và phát triển
Xã hội 08/11/2024 19:57
Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Hà Nội
Giáo dục 07/11/2024 22:05