Nhiều giải pháp ngăn chặn nạn quấy rối tình dục trên xe buýt tại TP.HCM
Chiều 21/3, tại buổi họp báo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và Phục hồi kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở Giao thông Vận tải Thành phố cho biết, thời gian vừa qua, Sở nhận được một số phản ánh liên quan đến tình trạng quấy rối tình dục trên xe buýt.
Đại diện Sở Giao thông Vận tải cho biết, công tác phòng, chống nạn quấy rối tình dục cũng như an ninh trên xe buýt được Sở cùng các đơn vị liên quan thực hiện bằng nhiều hình thức, thường xuyên và liên tục. Các nhà chờ, bến bãi và phòng thông điện tử đều có hệ thống camera giám sát. Bên cạnh đó, 100% xe buýt được trang bị hệ thống camera hành trình và hệ thống định vị GPS.
Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí và mạng xã hội liên tục phản ánh tình trạng quấy rối tình dục trên xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh. |
Mỗi xe buýt đều được gắn 4 camera, gồm: 1 camera hành trình gắn phía đầu xe nhằm giám sát việc chấp hành an toàn giao thông; 1 camera quay trực tiếp vào lái xe và 2 camera quan sát an ninh lắp ở phía đầu và cuối (bên trong xe) giám sát tình hình an ninh trật tự cũng như tác phong phục vụ của nhân viên.
Ông Hải cho biết, Sở Giao thông Vận tải sẵn sàng tiếp nhận các thông tin liên quan việc quấy rối, tệ nạn xã hội thông qua tổng đài 1022. Từ đó, gửi thông tin các trường hợp vi phạm đến Công an thành phố Hồ Chí Minh để xử lý theo quy định. Đồng thời, Sở phối hợp với Cảnh sát Hình sự xử lý các hành vi vi phạm về an ninh trật tự trên xe.
Một khó khăn được ông Hải nêu ra trong vấn đề này là hành khách còn e ngại, rụt rè trong tố giác tội phạm nên khó giải quyết. Cơ quan chức năng khuyến khích người dân tố giác ngay khi xảy ra sự việc để tiếp viên, tài xế và hành khách phối hợp xử lý.
Ông Hải cũng thông tin, hiện trên xe buýt đều có cung cấp thông tin số điện thoại đường dây nóng của Phòng Cảnh sát Hình sự Thành phố: 0981860202 để người dân phản ánh khi có vấn đề.
Thượng tá Lê Mạnh Hà phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: TTBC |
Về tình hình an ninh trật tự, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thống kê trong quý 1/2022 (đến ngày 15/3), trên địa bàn Thành phố xảy ra 840 vụ phạm pháp hình sự, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 281 vụ (chiếm tỉ lệ 25,07%). Công an Thành phố đã tiến hành điều tra, xử lý 650 vụ (đạt 77,38%), bắt 1.183 đối tượng.
"Nhìn chung, các loại tội phạm đều giảm, tỷ lệ điều tra khám phá có tăng lên nhưng xảy ra một số trường hợp các đối tượng manh động, chống trả lực lượng chức năng, có hành vi gây hại cho người dân", Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết.
Thượng tá Lê Mạnh Hà khuyến cáo, người dân cần nâng cao cảnh giác cao độ ở các khu vực vắng vẻ, các địa bàn mất an ninh trật tự. Khi xảy ra bị trộm cắp, cướp giật cần hô hoán to để nhận được sự hỗ trợ; ghi nhớ các thông tin về biển số xe, đặc điểm nhận dạng,… để kịp thời trình báo cơ quan công an.
Trong trường hợp người dân lấy lại được tài sản và kẻ cướp tẩu thoát, công an khuyên người dân vẫn nên trình báo vì về pháp luật, hành vi phạm tội đã hình thành nên lực lượng chức năng vẫn có cơ sở xử lý, ngăn chặn tội phạm tái phạm.
Để chủ động phát hiện, đeo bám và xử lý đối tượng, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường lực lượng tuần tra, mật phục tại các địa bàn là điểm nóng về mất an toàn trật tự; tăng cường yểm trợ cho Công an cơ sở; đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án trang bị hệ thống camera ở các cửa ngõ Thành phố, các địa bàn phức tạp; sử dụng các biện pháp nghiệp vụ tổng hợp để đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ, động viên cho người dân khi tham gia công tác phòng chống tội phạm, Thượng tá Lê Mạnh Hà chia sẻ, đây là lực lượng tự nguyện tham gia giúp đỡ lực lượng Công an. Hiện nay, một số quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập “Quỹ vì bình yên cuộc sống” để hỗ trợ cho người dân, những người bị xâm hại, tổn hại khi tham gia phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, lực lượng công an các quận, huyện cũng là đầu mối tập hợp danh sách và đề xuất khen thưởng cho người dân tham gia công tác này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31