Nhiều điểm nhấn nổi bật trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030
Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm Thực hiện 7 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội Xuất khẩu trực tuyến: “Cây đũa thần” để doanh nghiệp thành công? |
Nhìn lại 10 năm thực thi Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011 - 2020, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 2,7 lần, từ 203,6 tỷ USD năm 2011 tăng lên 545,3 tỷ USD năm 2020. Kết quả trên đã đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước.
Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đạt 14,6%/năm. Về quy mô xuất khẩu, nếu như năm 2011, Việt Nam ở vị trí thứ 41 thì đến năm 2015 đã vươn lên vị trí thứ 32 và đến năm 2020 ở vị trí thứ 22. Về quy mô nhập khẩu, năm 2020 Việt Nam đã vươn lên vị trí 19 thế giới so với vị trí 33 của năm 2011.
![]() |
Nhiều điểm nhấn nổi bật trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030 |
Diện mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm: năm 2011, có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; năm 2016 tăng lên 25 mặt hàng; đến năm 2020 là 31 mặt hàng. Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn ở vị thế xuất siêu.
Theo Bộ Công Thương, phát huy thành quả xuất nhập khẩu hàng hóa trong 10 năm qua, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 493/QĐ-TTg (ngày 19/4/2022) quán triệt chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng trong giai đoạn mới, quan tâm đến những xu hướng mới trong kinh tế - thương mại quốc tế như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn,…
Chiến lược có nhiều điểm nhấn quan trọng, cả về quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện Chiến lược. Cụ thể, Chiến lược đề cập 3 quan điểm, tương ứng với các yếu tố liên quan đến phát triển xuất nhập khẩu: Chất lượng tăng trưởng; động lực của tăng trưởng và phương thức, định hướng tăng trưởng.
Chiến lược đặt mục tiêu tổng quát là “Xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. “Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; chú trọng đầu tư phát triển xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường”.
Điểm mới trong giải pháp thực thi Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 cũng được chỉ rõ đó là: Phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Trong đó, điểm mới là các giải pháp xúc tiến nhập khẩu và việc xem xét hạ dần hàng rào bảo hộ để tạo sức ép cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành, cạnh tranh với hàng nhập khẩu; đổi mới, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại phục vụ xuất nhập khẩu thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số,...
Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng. Đây là nhóm giải pháp mới so với Chiến lược thời kỳ 2011-2020,… Căn cứ các mục tiêu, định hướng, giải pháp và các nhóm giải pháp của Chiến lược, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược, trong đó xác định cụ thể các nội dung nhiệm vụ của các Bộ, ngành, cơ quan, thời hạn hoàn thành và nguồn lực thực hiện, ban hành vào đầu Quý III/2022.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

Tiền có mua được sức khỏe?

Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH
Tin khác

Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số
Thị trường 27/03/2023 09:21

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa TP.HCM với các địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Thị trường 25/03/2023 13:26

Giá thịt heo và vấn đề sức mua xã hội hiện nay
Thị trường 25/03/2023 12:55

Đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa
Thị trường 24/03/2023 22:02

Chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng xanh
Thị trường 23/03/2023 09:45

Cần thực hiện một số thay đổi về chính sách và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch
Thị trường 22/03/2023 13:29

Ưu đãi “3 NGÀY VÀNG” mua kim cương giá tốt, tặng siêu ưu đãi lên tới 15%
Kinh tế 22/03/2023 10:32

Từ 15h ngày 21/3, giá xăng giảm mạnh gần 800 đồng/lít
Thị trường 21/03/2023 15:21

Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu
Thị trường 20/03/2023 18:19

Giá vàng miếng đồng loạt tăng
Thị trường 18/03/2023 15:37