Nhiệm vụ cấp bách, lâu dài và thường xuyên
Hiệu quả từ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật Trực tuyến: Những điểm mới đáng quan tâm về chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách việc làm Công tác giáo dục pháp luật được triển khai sâu rộng |
Bài 1: Đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
Để giúp công nhân, viên chức, lao động hiểu về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện đúng luật, điều quan trọng và trước tiên là phải nâng cao kiến thức, hiểu biết về pháp luật cho người lao động. Muốn được như thế, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, viên chức, lao động cần được thực hiện đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn
Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt là từ khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
Một Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức |
Tuy nhiên, xét về trình độ chính trị, kiến thức hiểu biết pháp luật, do những nguyên nhân khác nhau, vẫn còn một bộ phận công nhân - chủ yếu là lực lượng công nhân trẻ hạn chế về nhận thức, nhất là nhận thức về chính trị, xã hội, về trách nhiệm công dân, về ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động. Từ những hạn chế trong ý thức chính trị, hiểu biết pháp luật của một bộ phận không nhỏ công nhân và tâm lý a dua, chạy theo đám đông nên thời gian qua đã xuất hiện một số điểm nóng liên quan đến xung đột của công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất như việc công nhân bị lôi kéo biểu tình tại vụ Hải Dương 981, phản đối Luật đặc khu...
Về phía doanh nghiệp, hiện nay, đa số các doanh nghiệp và người sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế đã quan tâm tạo việc làm và thu nhập cho công nhân lao động, nhưng không ít trường hợp còn vi phạm chính sách, pháp luật đối với người lao động; một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân lao động, đặc biệt là công nhân trẻ được nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó, tác động ngày càng nhiều từ mặt trái nền kinh tế thị trường làm nảy sinh, gia tăng những vấn đề tiêu cực, vi phạm pháp luật trong công nhân lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống và tư tưởng, tình cảm của công nhân, người lao động.
Đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã tham gia, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Các hiệp định không chỉ đề cập đến khía cạnh thương mại mà còn đề cập tới khía cạnh lao động và môi trường. Để thực hiện tốt các tiêu chuẩn lao động theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do, một số chính sách về lao động - việc làm, cũng như pháp luật liên quan đến lĩnh vực này buộc phải điều chỉnh.
Giúp công nhân, viên chức, lao động cập nhật những chế độ, chính sách mới của Đảng, Nhà nước là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị |
Với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thời gian gần đây, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện với nhiều thay đổi quan trọng. Trong đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 và sắp tới là Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực vào 1/1/2021 đã, đang và sẽ tác động lớn đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng và không xuất được hàng, không ít doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc giải thể, cắt giảm lao động vì không thể duy trì hoạt động… đã ảnh hưởng đến đời sống, việc làm, thu nhập của hàng triệu người lao động.
Những vấn đề trên đặt ra vấn đề cấp thiết trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; giúp công nhân, viên chức, lao động cập nhật những chế độ, chính sách mới của Đảng, Nhà nước; nâng cao kiến thức pháp luật về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, cũng như của một người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động. Điều này không chỉ thiết thân với bản thân người lao động, mà cả những người chủ sử dụng lao động, lãnh đạo các đơn vị cũng cần hiểu biết về luật và thực thi đúng luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Và để làm được điều này, rất cần sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Đáp ứng nhu cầu thiết thân của người lao động
Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, thời gian qua, ý thức được trách nhiệm của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô bằng nhiều hình thức như tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm… đã tích cực vào cuộc chuyển tải các thông tin về chế độ, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến công nhân, viên chức, lao động.
Một buổi giao lưu trực tuyến, phổ biến những quy định mới của Bộ luật Lao động tới người sử dụng lao động và người lao động quận Hai Bà Trưng do Liên đoàn Lao động quận phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức |
Qua thực tiễn nắm bắt nhu cầu của công nhân, viên chức, lao động tại cơ sở, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng cho biết: Thời gian qua, Liên đoàn Lao động quận đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn quận liên quan đến hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, chế độ làm việc, chế độ tiền lương, thưởng…
“Chúng tôi thấy tỷ lệ không nhỏ người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp không nắm rõ hoặc hiểu rất mơ hồ về quyền lợi của bản thân khi làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động đang có sự thay đổi mà không phải người lao động nào cũng cập nhật kịp thời. Đặc biệt, những chính sách liên quan đến người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: Tiền lương ngừng việc, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động đã ký kết, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, cho nghỉ việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kính tế… là những vấn đề được người lao động rất quan tâm” - bà Dung cho hay.
Là đầu bếp làm việc tại Khách sạn JW Marriott Hà Nội, chị Đàm Thị Hương Ngần cho hay: Tôi, cũng như nhiều người lao động trong Khách sạn rất quan tâm đến những buổi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật do Công đoàn tổ chức, vì qua đó giúp giải đáp những vướng mắc của bản thân về chế độ, chính sách. Đặc biệt, thông qua các buổi tuyên truyền, chúng tôi có cơ hội nắm thêm về quyền lợi của bản thân, như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ thai sản, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp…
“Cá nhân tôi thấy rằng đây là hoạt động cần phải được tổ chức đều đặn, thường xuyên hơn nữa để doanh nghiệp và người lao động cùng hiểu về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên, giúp tìm ra tiếng nói chung trong quan hệ lao động, từ đó trở lên gắn kết, chia sẻ và thấu hiểu hơn, không chỉ trong công việc mà còn đối với cuộc sống hàng ngày”.
Nắm bắt được nhu cầu của công nhân, viên chức, lao động, thời gian qua, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố... tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao trình độ nhận thức về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Đặc biệt, báo Lao động Thủ đô - cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động thành phố, trong thời gian qua đã tận dụng thế mạnh truyền thông, tổ chức hàng chục cuộc giao lưu trực tuyến mỗi năm nhằm trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho công nhân, viên chức, lao động.
Bài 2: Giao lưu trực tuyến: Kênh truyền đạt chính sách, pháp luật hiệu quả
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Khám sức khoẻ miễn phí cho 200 đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 17/12/2024 06:36
Thanh Trì: Nhiều hoạt động nữ công thiết thực, hiệu quả
Vì lợi ích đoàn viên 15/12/2024 16:30
Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 12/12/2024 13:59
Truyền thông, khám tầm soát ung thư cho hơn 1.000 công nhân lao động
Vì lợi ích đoàn viên 09/12/2024 06:16
Infographic: Hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 15:44