Nhiễm bệnh từ thói quen ăn thực phẩm tái sống

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện tiếp nhận các ca bệnh bị sán “tấn công” vào gan, não do tập quán, thói quen sinh hoạt, ăn thực phẩm tái sống, gây nên các biến chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thói quen này cần được mọi người nhìn nhận đúng để đảm bảo sức khỏe.
Ăn đồ tái, sống coi chừng ký sinh trùng Rước họa từ thói quen ăn đồ tái, sống

Sán lá gan vì hay ăn rau sống

Thói quen ăn thịt bò tái, tiết canh, gỏi cá, rau sống… của người dân là nguyên nhân khiến các bệnh ký sinh trùng gia tăng nhanh chóng. Đơn cử, vừa qua, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ đã điều trị cho trường hợp bệnh nhân bị sán lá gan do thói quen ăn rau sống.

Theo đó, nam bệnh nhân N.T.D (39 tuổi, ở Phú Yên) tiền sử mắc bệnh bạch cầu cấp, đến tái khám tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để điều trị hóa chất. Tuy nhiên, trong lần khám lại này, bệnh nhân lại ho, sốt, tình cờ siêu âm ổ bụng có kết quả phát hiện ra có khối ở gan, được chẩn đoán theo dõi áp xe gan và chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám và điều trị. Trước khi ra Hà Nội, bệnh nhân xuất hiện ho đờm đục, đau tức ngực 2 bên khi ho, sốt cơn trong ngày, phải vào viện điều trị một tuần.

Nhiễm bệnh từ thói quen ăn thực phẩm tái sống
Tiến sĩ Vũ Minh Điền thăm khám cho bệnh nhân.

Qua trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân D cho biết, anh có sở thích ăn rau sống, đặc biệt là rau muống được trồng dưới ao, hồ và rau ngổ sống. Anh rất nghiện món cá nướng quấn với rau muống và món thịt vịt quay, hay thịt vịt hấp ăn với rau ngổ sống. Ngay cả khi đang nằm điều trị tại bệnh viện ở Phú Yên, anh vẫn thường xuyên ăn món này.

Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Vũ Minh Điền, Phó Trưởng Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Qua thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử của bệnh nhân, chúng tôi đã nghĩ đến bệnh cảnh sán lá gan lớn khi các xét nghiệm ban đầu cho thấy có bạch cầu ái toan tăng cao, và hình ảnh chụp phim cộng hưởng từ gan hướng nhiều đến bệnh sán lá gan lớn.

Theo Tiến sĩ Điền, người mắc bệnh sán lá gan thường có triệu chứng đau hạ sườn phải âm ỉ, không đặc hiệu. Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, đầy bụng và khó tiêu. Rất nhiều trường hợp không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Nhiễm sán lá gan cấp tính có thể gây đau bụng, gan to, buồn nôn, sốt, nổi mề đay, sụt cân… “Nếu một người nhiễm sán lá gan lớn mãn tính không được điều trị lâu ngày có thể dẫn tới các biến chứng: Viêm đường mật, sỏi mật, viêm túi mật, viêm tụy, xơ đường mật và xơ hóa gan. Để xác định người có bị mắc sán lá gan lớn hay không phải dựa vào kỹ thuật xét nghiệm tìm trứng sán trong phân, hoặc xét nghiệm máu để tìm kháng thể trong huyết thanh của bệnh nhân”- Tiến sĩ Điền nhấn mạnh.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân (57 tuổi, ở Hòa Bình) bị sán lá gan do thói quen ăn gỏi cá. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, sốt, vàng da, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu. Sau khi được khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sán lá gan nhỏ. Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân hay ăn gỏi cá, tình trạng bệnh ngày càng nặng lên, mặc dù đi khám ở nhiều nơi nhưng không phát hiện ra bệnh.

Qua các chẩn đoán từ tuyến dưới, bệnh nhân đã được chụp cắt lớp ổ bụng và phát hiện giãn đường mật trong gan, được chẩn đoán theo dõi u đường mật. Sau khi được chẩn đoán u đường mật gây tắc mật, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai và đã được tiến hành đặt ống dẫn lưu đường mật. Tuy nhiên, sau đó, các bác sĩ phát hiện thấy nhiều con sán lá gan trưởng thành kích thước khoảng 0,5 - 1cm chui ra theo ống dẫn lưu ra ngoài, kèm theo xét nghiệm phân thấy được trứng sán.

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm sán lá gan nhỏ ký sinh ở gan gây ra tắc, nhiễm trùng đường mật, từ đó, vi trùng chui vào máu gây ra nhiễm trùng máu kèm theo, nên rất dễ chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng máu hoặc ung thư đường mật.

Cần “ăn chín, uống sôi”

Sán lá gan được chia làm 2 loại chính là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Người bị nhiễm bệnh do sán lá gan nhỏ thường do ăn các loại cá, ốc có chứa ấu trùng sán chưa được nấu chín hay ăn gỏi cá sống ao hồ, cá nước ngọt. Sau khi ăn ấu trùng vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, gây tổn thương ở đường mật làm tắc giãn đường mật ở trong gan.

Còn sán lá gan lớn, người bị nhiễm bệnh thường do ăn các loại rau sống mọc ở dưới nước như: Rau ngổ, rau cải xoong, rau rút, rau cần,…có nhiễm ấu trùng sán, bệnh gây ra các tổn thương áp xe trong gan và có thể nhầm với nhiều bệnh lý của gan khác như áp xe do vi khuẩn, khối u gan hay nang gan,…

Nhiễm bệnh từ thói quen ăn thực phẩm tái sống
Các loại rau không qua chế biến có khả năng tồn tại nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Để người dân hiểu thêm về căn bệnh sán lá gan lớn, Tiến sĩ Vũ Minh Điền cho biết: Ở người, sán ký sinh trong gan mật, trường hợp bất thường sán có thể ký sinh trong cơ, dưới da... (ký sinh lạc chỗ). Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước tạo nang trùng, hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh, hoặc uống nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn.

Sán lá gan ký sinh chủ yếu ở mô gan, nhưng trong giai đoạn xâm nhập, sán có thể đi chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày. “Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2 - 3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm nếu không được phát hiện và điều trị. Tại đường mật, sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hóa đường mật thứ phát, viêm tụy cấp...”- Tiến sĩ Điền cho biết thêm.

Để phòng, tránh bệnh sán lá gan hiệu quả, bác sĩ khuyến cáo, người dân cần thực hiện “ăn chín, uống sôi”, không ăn các loại cá, ốc, các loại rau sống, rau thủy sinh chưa nấu chín,… thực hiện rửa tay vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn cũng như uống thuốc tẩy giun sán định kỳ. Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân phải đến các cơ sở khám chữa bệnh để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Minh Khuê

Nên xem

Sân chơi bổ ích dành cho nhân viên nuôi dưỡng cấp học mầm non

Sân chơi bổ ích dành cho nhân viên nuôi dưỡng cấp học mầm non

(LĐTĐ) Trong hai ngày 28 - 29/9, 140 nhân viên nuôi dưỡng xuất sắc đến từ các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tham gia thi tài tại Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non năm học 2024 - 2025.
Ngành điện Hà Nội: Dấu ấn 70 năm gìn giữ và phát triển

Ngành điện Hà Nội: Dấu ấn 70 năm gìn giữ và phát triển

(LĐTĐ) Trước âm mưu phá hoại của thực dân Pháp nhằm làm gián đoạn nguồn điện, các công nhân Nhà máy Đèn Bờ Hồ đã kiên cường đứng lên đấu tranh để bảo vệ nhà máy và đảm bảo dòng điện cho Thành phố.
Sôi nổi Hội khỏe Công đoàn UBND huyện Thanh Trì chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội khỏe Công đoàn UBND huyện Thanh Trì chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng nay (28/9), Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Trì khai mạc Hội khỏe UBND huyện mở rộng năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 70 năm Giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/2024).
Nữ Trưởng phòng nhiệt huyết, có nhiều sáng kiến, sáng tạo

Nữ Trưởng phòng nhiệt huyết, có nhiều sáng kiến, sáng tạo

(LĐTĐ) Gắn bó với ngôi nhà thứ 2 - Công ty TNHH Canon Việt Nam vừa tròn 20 năm, từ một công nhân lao động còn bỡ ngỡ với công việc, chị Nguyễn Ngọc Hà đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, học hỏi, nghiên cứu và trở thành một Trưởng phòng có nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi cho Công ty hàng chục tỷ đồng. Với những thành tích của mình, ngày 2/10, chị vinh dự được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tặng Bằng công nhận danh hiệu “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động Thủ đô” năm 2024.
Tối nay (28/9), sẽ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII

Tối nay (28/9), sẽ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII

(LĐTĐ) Tối nay (28/9), Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp

(LĐTĐ) Sáng 28/9, 3 cơ quan báo chí: Hànộimới, Thừa Thiên Huế, Sài Gòn Giải Phóng đã phối hợp tổ chức Diễn đàn “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp”.

Tin khác

Cung ứng, kiểm soát giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão

Cung ứng, kiểm soát giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu đảm bảo cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão.
Bệnh viện thứ hai của Hà Nội ghi tên vào bản đồ ghép tạng

Bệnh viện thứ hai của Hà Nội ghi tên vào bản đồ ghép tạng

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa thông tin về việc thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận cùng huyết thống cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối.
Tiêm vắc xin sốt xuất huyết: Biện pháp phòng, chống hiệu quả

Tiêm vắc xin sốt xuất huyết: Biện pháp phòng, chống hiệu quả

(LĐTĐ) Vắc xin sốt xuất huyết là biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu, dành cho số đông. Các kết quả nghiên cứu cho thấy đây là vắc xin an toàn và dùng được cho trẻ em là đối tượng nhạy cảm và tỷ lệ mắc sốt xuất huyết rất cao.
Toạ đàm y tế “Sức khỏe về gen và chống lão hóa”

Toạ đàm y tế “Sức khỏe về gen và chống lão hóa”

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà phối hợp Công ty Revita, đơn vị đi đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh bằng công nghệ giải mã gen tại Nhật Bản, tổ chức Tọa đàm y tế “Sức khoẻ về gen và chống lão hóa”.
Bàn giao 30 trung tâm y tế về ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quản lý

Bàn giao 30 trung tâm y tế về ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quản lý

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao 30 trung tâm y tế (TTYT) thuộc Sở Y tế về UBND các quận, huyện, thị xã quản lý.
Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

(LĐTĐ) Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng. Tập trung ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo, cùng với chế độ ăn khoa học.
Hiểm họa khôn lường từ bóng cười

Hiểm họa khôn lường từ bóng cười

(LĐTĐ) Sa đà vào thú vui hút bóng cười trong suốt một năm, nam thanh niên 23 tuổi nhận hậu quả tê bì tay chân, khó vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ.
Mắc uốn ván từ vết thương do gạch rơi vào chân

Mắc uốn ván từ vết thương do gạch rơi vào chân

(LĐTĐ) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.K (52 tuổi, ở Hưng Yên) bị uốn ván từ vết thương do bị gạch rơi vào chân. Khi bị thương, bệnh nhân đã tự xử lý, băng bó vết thương và không tiêm phòng uốn ván.
Gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng được chăm sóc răng miệng miễn phí

Gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng được chăm sóc răng miệng miễn phí

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng và Trường Tiểu học Tân Lập B tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh nhà trường.
Hướng đến nâng cao sức khỏe người di cư

Hướng đến nâng cao sức khỏe người di cư

(LĐTĐ) Di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến; người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và gặp khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động