Hà Nội ghi nhận thêm 73 ca sốt xuất huyết
Ghi nhận thêm 34 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở Hà NộiKhông chủ quan khi mắc sốt xuất huyếtHà Nội ghi nhận thêm 38 trường hợp mắc sốt xuất huyết |
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 14 đến 21/6), trên địa bàn thành phố Hà Nội có thêm 73 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 35 ca so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 19 quận, huyện, trong đó chủ yếu ghi nhận tại huyện Đan Phượng với 41 ca mắc. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn Thành phố có 856 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Diệt loăng quăng, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. |
Ngoài ra, tuần qua trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 2 ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và xã Phương Đình (huyện Đan Phượng). Tính đến nay, Thành phố có 14 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại thôn Bãi Tháp và Đồng Vân (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng); cụm 10 xã Tân Hội (huyện Đan Phượng); khu tập thể E4 Thái Thịnh, phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và thôn Phương Mạc, xã Phương Đình (huyện Đan Phượng). Riêng ổ dịch tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng đến nay đã ghi nhận 89 bệnh nhân.
Theo kết quả giám sát dịch của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tại một số khu vực ổ dịch cũ, ổ dịch đang hoạt động có chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc gia tăng trong thời gian tới. Điển hình như giám sát ổ dịch đang hoạt động tại thôn Bãi Tháp và Đồng Vân (huyện Đan Phượng) ngày 18/6 tại 21 hộ gia đình khu vực thôn Đồng Vân ghi nhận chỉ số BI = 42,8%, ổ bọ gậy tập trung tại các chậu cây cảnh, bể, xô, thùng.
Cùng với đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tiếp tục tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023 tại các quận, huyện: Ứng Hòa, Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Sóc Sơn, Đống Đa, Thanh Xuân, Chương Mỹ và Thường Tín.
Cũng trong tuần qua, một số dịch bệnh trên địa bàn Thành phố có số ca mắc giảm. Cụ thể, Thành phố ghi nhận 9 ca ho gà (giảm 7 ca so với tuần trước đó); 47 ca tay chân miệng (giảm 4 ca so với tuần trước). Hầu hết là ca bệnh tản phát, không ghi nhận ổ dịch. Một số dịch bệnh khác như: Uốn ván, não mô cầu, sởi, rubella, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản không ghi nhận ca mắc trong tuần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30