Nhặt rác ở World Cup và câu chuyện văn minh thương mại Việt Nam
Để xảy ra sai phạm, lãnh đạo chịu trách nhiệm | |
Lãng phí thẻ rác, cái giá của chạy theo chỉ tiêu | |
Hà Nội: Chất lượng không khí cải thiện đáng kể |
Cổ động viên Nhật Bản ở lại nhặt rác sau khi trận đấu của đội tuyển bóng đá Nhật Bản kết thúc. Ảnh minh họa (Nguồn: Zing.vn) |
Chúng ta có thể thấy cầu thủ Nhật thì vui vẻ khi nhận án phạt của trọng tài, còn cổ động viên đã có những hành động đẹp để cho mọi người học tập. Người Nhật là vậy, còn ở Việt Nam thì sao? Mỗi khi một trận bóng đá, một cuộc biểu diễn nghệ thuật nào đó kết thúc thì ôi thôi! Dưới chân họ là rác được rải khắp các khán đài, nhiệm vụ của các chị vệ sinh là làm tiếp công việc dọn dẹp đó.
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…rác vương vãi ở khắp nơi: Trên hè phố, nơi công cộng, nó chỉ sạch khi chị em vệ sinh môi trường thu dọn xong sau ca trực của mình. Rác của ai vậy? Đó là rác của một số gia đình vứt ra ngoài đường, rác của các quán ăn vỉa hè, quán ăn trong nhà nữa. Họ bất chấp những lời kêu gọi, những quy định về vệ sinh môi trường của thành phố. Lợi nhuận thì họ thu, vệ sinh đã có người dọn. Có lẽ phường, xóm ít ai đi đôn đốc và phạt vạ những nhóm người này. Mọi người đánh giá đó là “luật bất thành văn” ở các địa phương hiện nay đang tồn tại và ít ai phải chịu trách nhiệm.
Môi trường ô nhiễm chỉ làm khổ mắt, khổ mũi của người đi đường, bà con làng xóm và khách quốc tế đến du lịch mà thôi. Văn minh thương mại ngày nay không chỉ là hàng quán, cửa hàng sạch đẹp, hàng hóa phong phú có chất lượng, giá cả niêm yết đầy đủ, thái độ phục vụ chu đáo…mà còn là giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh sạch đẹp theo những tiêu chí mà các thành phố lớn đã đặt ra trong nhiều năm.
Tiếc rằng, những tiêu chí nhân văn đó chưa được thực hiện một cách căn bản và đầy đủ. Tấm gương của người Nhật về giữ gìn vệ sinh môi trường là một bài học rất thiết thực cho mỗi người, mỗi doanh nghiệp còn đang coi nhẹ vấn đề môi trường, mà cả thế giới đang quan tâm hiện nay.
Hãy tự giác gìn giữ bảo vệ môi trường sống của chúng ta, ngoài tự giác cũng cần có những hình phạt xử lý đích đáng đối với những hành vi thiếu văn minh này, mong rằng 5-10 năm nữa, ở Việt Nam sẽ có những môi trường sinh sống, học tập và làm việc trong lành, đem lại hạnh phúc cho toàn xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21