Lãng phí thẻ rác, cái giá của chạy theo chỉ tiêu
Việc phát hành thẻ ồ ạt do chạy chỉ tiêu đang gây lãng phí. |
Đua chỉ tiêu, ồ ạt phát hành thẻ
Cuộc đua giành thị phần dịch vụ của các ngân hàng đã rất nóng trong thời gian qua, điều đó đã đặt ra một áp lực rất lớn lên đôi vai của các nhân viên ngân hàng trong việc chạy đua đạt chỉ tiêu. Nhân viên một ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước cho biết, ngoài chỉ tiêu về huy động vốn, mỗi quý anh còn bị giao chỉ tiêu phát hành hơn 20 thẻ ATM. Chính vì những áp lực lớn như vậy nên các nhân viên ngân hàng đã phải xoay đủ hướng để tìm khách hàng mở thẻ mà không cần quan tâm khách có thật sự có nhu cầu hay không.
Anh Minh, nhân viên một cơ quan nhà nước ở quận 1 – TPHCM, cho biết hiện trong ví của anh đang có đến 4 thẻ ATM của 4 NH khác nhau nhưng anh chỉ sử dụng thường xuyên thẻ của một NH. “Thời sinh viên, các NH phát hành thẻ ATM miễn phí nên tôi có mở tài khoản nhưng rất ít dùng. Đến khi đi làm, cơ quan trả lương qua thẻ của NH khác. Đến nay, sau 2 lần chuyển công tác, tôi có tới 4 thẻ ATM” – anh Minh nói.
Nhiều sinh viên cho biết, không ít NH cho nhân viên về tận trường mời mở thẻ ATM miễn phí nên sinh viên nào cũng có thẻ nhưng rất ít dùng, thậm chí dùng cạn số dư theo quy định là bỏ xó…
Lượng thẻ “rác” còn đến từ việc khách hàng thay đổi nhu cầu sử dụng, mà điển hình nhất là thay đổi tài khoản chi lương. Khi công ty thay đổi ngân hàng chi lương, mỗi nhân viên sẽ được phát hành một thẻ ATM mới. Do hầu hết thu nhập của các khách hàng này đến từ lương, họ có xu hướng chuyển hoàn toàn sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng mới. Thẻ ATM cũ sẽ trở thành thẻ không hoạt động. Câu chuyện cũng tương tự đối với trường hợp một người chuyển việc sang nơi làm mới mà nơi mới chi lương qua một ngân hàng khác.
Ai là người chịu thiệt
Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng cái lãng phí lớn nhất ở đây không phải là chi phí mà chính là hiệu quả. Nhiều NH đang xem việc phát hành thẻ như một kênh để quảng bá thương hiệu nên không chú trọng đến hiệu quả sử dụng thẻ, nhất là thẻ ATM. Một lượng không nhỏ số thẻ ATM đã trở thành thẻ “rác” do người dùng chỉ đăng ký… cho vui vì “không mất gì”.
Tuy nhiên, nếu trả lời cho câu hỏi ai là người chịu thiệt nhiều nhất trong việc lãng phí thẻ này thì nói một cách khách quan chỉ có người tiêu dùng là chịu thiệt nhiều nhất trong cuộc chơi này. Về phía ngân hàng, có thể nói việc chạy đua mở thẻ tốn chi phí nhưng bù lại đây cũng được xem là một kênh huy động vốn lãi suất thấp (lãi suất không kỳ hạn) của các NH bằng quy định số dư tối thiểu trong mỗi tài khoản là 50.000 – 100.000 đồng. Số dư trong từng tài khoản thường là không lớn nhưng nếu tính chung hàng triệu tài khoản thẻ cộng lại thì số tiền không hề nhỏ. Chính nguồn lợi này đã đẩy các NH liên tục chạy theo số lượng, phát hành thẻ càng nhiều càng tốt, thay vì chú trọng đến chất lượng dịch vụ đi kèm.
Không chỉ vậy, nếu khách hàng không để ý thì việc mở thẻ ồ ạt như vậy sẽ có nhiều phiền toái không ngờ đến trong tương lai. Thỏa thuận sử dụng thẻ ATM hay thẻ tín dụng đều có quy định về mức phí thường niên. Nếu đến thời điểm thu phí thường niên mà tài khoản không có tiền, ngân hàng sẽ xem như một khoản nợ. Nhiều trường hợp khách hàng ngưng sử dụng thẻ ATM một thời gian dài và nghĩ rằng tài khoản không còn tiền thì không sao. Tuy nhiên, khi có việc cần chuyển tiền vào tài khoản thì ngân hàng lập tức thu phí thường niên đã nợ trong nhiều năm trước. Thậm chí, có nhiều khách hàng không thanh toán khoản phí thường niên đúng hạn, đã bị một số ngân hàng áp dụng chế độ phạt nợ quá hạn, tùy mức độ có thể bằng 50%, hoặc thậm chí 100% khoản phí thường niên, khiến người dùng thiệt đơn thiệt kép.
Đối với thẻ tín dụng, vấn đề còn phức tạp hơn vì khoản nợ phí thường niên được xem như nợ vay quá hạn nên khách hàng không thể đi vay ở bất cứ tổ chức tín dụng nào khác, đồng thời khoản nợ này liên tục phát sinh lãi quá hạn, nộp càng trễ thì số tiền phải nộp càng cao. Ngoài ra, việc không giới hạn mở thẻ ATM, thẻ tín dụng khiến một số cá nhân sử dụng giấy tờ giả đăng ký làm thẻ ATM, tài khoản thanh toán tại ngân hàng rồi bán lại mà bên mua có thể sử dụng với mục đích bất hợp pháp.
Theo B.Chương/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Thị trường 20/11/2024 06:18
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 19/11/2024 08:48