Nhặt rác ở World Cup và câu chuyện văn minh thương mại Việt Nam

07:35 | 10/07/2018
Đội tuyển Bóng đá Nhật Bản đã về nước với tư thế ngẩng cao đầu như một người chiến thắng, vì họ đã chiến đấu hết sức mình cho màu cờ sắc áo của đất nước. Mọi người đều quan tâm đến Nhật Bản không chỉ với bóng đá mà còn nhớ mãi những hình ảnh bảo vệ môi trường tuyệt vời của các cổ động viên Nhật sau mỗi trận đấu kết thúc. Họ đã nhặt rác sạch sẽ, nơi mà họ dự khán các trận đấu.
nhat rac o world cup va cau chuyen van minh thuong mai viet nam Để xảy ra sai phạm, lãnh đạo chịu trách nhiệm
nhat rac o world cup va cau chuyen van minh thuong mai viet nam Lãng phí thẻ rác, cái giá của chạy theo chỉ tiêu
nhat rac o world cup va cau chuyen van minh thuong mai viet nam Hà Nội: Chất lượng không khí cải thiện đáng kể
nhat rac o world cup va cau chuyen van minh thuong mai viet nam

Cổ động viên Nhật Bản ở lại nhặt rác sau khi trận đấu của đội tuyển bóng đá Nhật Bản kết thúc. Ảnh minh họa (Nguồn: Zing.vn)

Chúng ta có thể thấy cầu thủ Nhật thì vui vẻ khi nhận án phạt của trọng tài, còn cổ động viên đã có những hành động đẹp để cho mọi người học tập. Người Nhật là vậy, còn ở Việt Nam thì sao? Mỗi khi một trận bóng đá, một cuộc biểu diễn nghệ thuật nào đó kết thúc thì ôi thôi! Dưới chân họ là rác được rải khắp các khán đài, nhiệm vụ của các chị vệ sinh là làm tiếp công việc dọn dẹp đó.

Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…rác vương vãi ở khắp nơi: Trên hè phố, nơi công cộng, nó chỉ sạch khi chị em vệ sinh môi trường thu dọn xong sau ca trực của mình. Rác của ai vậy? Đó là rác của một số gia đình vứt ra ngoài đường, rác của các quán ăn vỉa hè, quán ăn trong nhà nữa. Họ bất chấp những lời kêu gọi, những quy định về vệ sinh môi trường của thành phố. Lợi nhuận thì họ thu, vệ sinh đã có người dọn. Có lẽ phường, xóm ít ai đi đôn đốc và phạt vạ những nhóm người này. Mọi người đánh giá đó là “luật bất thành văn” ở các địa phương hiện nay đang tồn tại và ít ai phải chịu trách nhiệm.

Môi trường ô nhiễm chỉ làm khổ mắt, khổ mũi của người đi đường, bà con làng xóm và khách quốc tế đến du lịch mà thôi. Văn minh thương mại ngày nay không chỉ là hàng quán, cửa hàng sạch đẹp, hàng hóa phong phú có chất lượng, giá cả niêm yết đầy đủ, thái độ phục vụ chu đáo…mà còn là giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh sạch đẹp theo những tiêu chí mà các thành phố lớn đã đặt ra trong nhiều năm.

Tiếc rằng, những tiêu chí nhân văn đó chưa được thực hiện một cách căn bản và đầy đủ. Tấm gương của người Nhật về giữ gìn vệ sinh môi trường là một bài học rất thiết thực cho mỗi người, mỗi doanh nghiệp còn đang coi nhẹ vấn đề môi trường, mà cả thế giới đang quan tâm hiện nay.

Hãy tự giác gìn giữ bảo vệ môi trường sống của chúng ta, ngoài tự giác cũng cần có những hình phạt xử lý đích đáng đối với những hành vi thiếu văn minh này, mong rằng 5-10 năm nữa, ở Việt Nam sẽ có những môi trường sinh sống, học tập và làm việc trong lành, đem lại hạnh phúc cho toàn xã hội.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này