Nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật

(LĐTĐ) Bên cạnh một số loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã mạnh dạn lựa chọn con ong là vật nuôi phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo.
nhan rong mo hinh nuoi ong lay mat Thị xã Sơn Tây: Hiệu quả từ mô hình nuôi ong mật

Hiệu quả kinh tế cao

Nhắc đến hiệu quả kinh tế mang lại từ nuôi ong ở Sơn Tây, không thể không nhắc đến mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Kim Sơn. Nghề nuôi ong lấy mật xuất hiện đầu tiên ở xã Kim Sơn từ khoảng năm 1986 nhưng chỉ tự phát ở một vài hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nhận thấy những tiềm năng kinh tế mang lại từ ong, năm 2007 nhiều hộ nuôi ở Kim Sơn đã thành lập Câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 11 thành viên. Cũng từ đó, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh, nâng số lượng tổng đàn lên hơn 4.000 đàn ong, chủ yếu là giống ong nội, sản lượng mật đạt khoảng 32.000 - 35.000 lít/năm.

Nhằm liên kết chặt chẽ để cùng hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tháng 3/2018, Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập với 30 hộ thành viên. Trung bình, mỗi hộ nuôi từ 80 - 200 đàn. Nhắc chuyện này, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn kiêm Tổ trưởng Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn Nguyễn Xuân Quyền tay khéo léo nhấc cầu ong ra khỏi tổ để kiểm tra vừa cho biết, hiện gia đình ông đang nuôi 150 tổ, trung bình mỗi năm cũng cho thu nhập gần 200 triệu đồng.

nhan rong mo hinh nuoi ong lay mat
Nhờ nuôi ong lấy mật, nhiều hộ dân ở xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây có thu nhập khá. Ảnh: Đinh Luyện

Theo lời ông Quyền, nghề nuôi ong khá đơn giản, cơ bản người nuôi chỉ cần am hiểu về đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Một kinh nghiệm cần chú ý là, các đàn ong thường cho mật chủ yếu vào mùa hoa từ tháng 4 - 6 hàng năm, đây là những tháng có chất lượng mật cao nhất, do các loài hoa nở rộ vào giai đoạn này. Màu mật ong cũng theo từng loại hoa, như mật ong hoa nhãn thì đỏ đậm, mật ong hoa vải thì vàng óng…

Ông Nguyễn Văn Hòa, thành viên Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn khẳng định: Nuôi ong mật là một nghề không bao giờ lỗ. Với diện tích đất vườn của gia đình, ông Hòa đã thử nghiệm nhiều mô hình nuôi trồng, từ gà, vịt, ngan, lợn, cho đến ong… Hiện nay gia đình ông đang chăm sóc 1 đàn gà với 250 con và hơn 100 thùng ong. So với các con vật khác, mức độ rủi ro từ việc nuôi ong là rất thấp. Dù thời tiết không ổn định khiến sản lượng mật thu hoạch được ít thì người dân vẫn giữ được tổ và ong giống. Riêng việc bán ong giống cũng giúp hộ gia đình thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo thống kê, tính riêng năm 2018, tổng sản lượng mật ong của Tổ liên kết thu được hơn 30 tấn, tương đương gần 40.000 lít. Hiện, giá mật ong Kim Sơn đang được bán từ 220.000 – 250.000 đồng/lít, nguồn thu nhập thường xuyên từ 150 – 800 triệu đồng/hộ/năm.

Tăng cường quảng bá thương hiệu

Có thể nhận thấy một điều rằng, chính sự phát triển của nghề nuôi ong mật đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người nông dân xã Kim Sơn. Qua đó, đóng góp vào thành tích chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn xã đã đạt trên 41 triệu đồng/năm.

Cùng với sự giúp đỡ của các sở, ban ngành Thành phố, thị xã Sơn Tây cũng đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn”. Sản phẩm mật ong cung ứng cho thị trường đã có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Xác định thương hiệu đến từ chất lượng, vậy nên, mỗi hộ nuôi ong của xã luôn chăm sóc và sản xuất mật ong của mình một cách đúng quy định, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cốt lấy chất lượng, không chạy đua theo số lượng. Vì vậy, mật ong Kim Sơn gần như không phải lo đến đầu ra. Mỗi đợt thu hoạch mật đều có khách đến tận nơi thu mua, thậm chí còn có thời điểm không đủ mật cho khách.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới giảm còn gần 1,7%. Chia sẻ về vấn đề này, bà Lê Thị Chính - Chủ tịch UBND xã Kim Sơn cho biết: Từ một xã còn nhiều khó khăn, chỉ đạt và cơ bản đạt 7/19 tiêu chí, sau 7 năm nỗ lực phấn đấu xây dựng nông thôn mới, xã Kim Sơn đã đạt những thành quả đáng khích lệ. Cụ thể, 100% giao thông nội đồng và đường trục xã, liên xã, liên thôn đã được nhựa hóa, bê tông hóa…; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn đạt 99,8%.

Toàn xã có 5/7 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa, 7/7 nhà văn hóa thôn được nâng cấp, cải tạo và xây dựng công trình phụ trợ; Trung tâm văn hóa - thể thao xã và dự án khu vui chơi xã đang được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Hệ thống trường học được xây dựng mới khang trang với các Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kim Sơn đạt chuẩn quốc gia, trường mầm non đang được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu dạy và học của địa phương. Kim Sơn cũng thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, đồng thời xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như: Nuôi ong lấy mật, chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, trồng bưởi, nấm…

Nói sâu về nuôi ong lấy mật, để nâng cao hiệu quả mô hình trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Tổ liên kết nuôi ong. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp năm 2019 của địa phương. Theo đó, cùng với tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn sản xuất mật ong bảo đảm an toàn thực phẩm, địa phương sẽ hỗ trợ nhân cấy nghề nuôi ong, nhất là cho các hộ có điều kiện khó khăn.

Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh đánh giá, nghề nuôi ong mật không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn ít rủi ro và ổn định hơn so với những giống vật nuôi khác. Để hỗ trợ nhân rộng mô hình, năm 2017, thị xã Sơn Tây đã hỗ trợ Kim Sơn 300 đàn ong và 1.000 vỏ thùng ong. Hiện tại, cùng với Kim Sơn, một số xã, phường khác như Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ… cũng đang học tập và mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật.

Theo Trưởng phòng Kinh tế thị xã, cùng với việc tập trung mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật ở Kim Sơn, thị xã Sơn Tây đang đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mật ong Sơn Tây”, nhằm nâng cao giá trị cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

Được biết, sản phẩm mật ong tại Kim Sơn có chất lượng tốt, song để thị trường tiêu thụ ổn định, mong muốn lớn nhất của các hộ nuôi ong là nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cấp chính quyền Thành phố trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vừa phối hợp tổ chức khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí (đợt 1) cho đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi.
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Tại Lễ bế mạc Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể có thành tích xuất sắc; Ban Tổ chức trao cúp vô địch cho đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm.
Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, việc thu hút và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước.
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (đóng tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức Hội nghị người lao động năm 2024

Tin khác

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

(LĐTĐ) Việc ứng dụng chế phẩm sinh học thảo mộc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân xã Thọ An, huyện Đan Phượng nâng chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

(LĐTĐ) Những ngày này, người dân trồng hoa tại tỉnh Đồng Nai đang nhộn nhịp chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Mặc dù năm nay thời tiết được đánh giá khá thuận lợi nhưng bà con vẫn đang thấp thỏm và lo lắng vì sợ việc tiêu thụ gặp khó do ảnh hưởng của nền kinh tế. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án "Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025" và Kế hoạch tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố năm 2023.
Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Người dân huyện Thanh Trì phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Đó là kết quả từ xây dựng Nông thôn mới (NTM) và những nỗ lực để về đích Huyện NTM nâng cao trong thời gian tới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện.
Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Cây bưởi tôm vàng đã gắn bó lâu năm và mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Bởi vậy, trong những năm qua, huyện Đan Phượng không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng bưởi tôm vàng. Gần đây, mô hình kinh tế “Trồng bưởi sinh học hữu cơ sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf” được Hội Nông dân huyện triển khai đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp người nông dân làm giàu bền vững.
Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đến nay, huyện Nghi Lộc đã vươn lên trở thành huyện tốp đầu của tỉnh Nghệ An hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao
Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một huyện ven đô có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Đan Phượng luôn phấn đấu là huyện đi đầu của Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đóng góp vào thành quả chung của huyện, nông dân huyện Đan Phượng đã và đang nỗ lực để cùng huyện đưa 3 xã cuối cùng về đích NTM kiểu mẫu.
Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một miền quê đáng sống của Thủ đô, sắp sửa cán đích Nông thôn mới kiểu mẫu, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang đổi thay từng ngày. Diện mạo làng quê ngày càng tươi đẹp hơn, nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả hình thành cho thu nhập tốt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Không ngừng đổi mới, Yên Mỹ đang tiếp tục nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động