Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Cần thận trọng cân nhắc

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, đến nay, toàn ngành đã giải quyết hưởng mới chế độ bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tuất một lần cho 15.480 người với tổng số tiền chi trả khoảng 585 tỷ đồng, trong đó đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội một lần chiếm số lượng lớn nhất với 14.633 người, số tiền chi trả khoảng 550,4 tỷ đồng, chiếm 94,5%.
Siết chặt quy trình chi trả bảo hiểm xã hội một lần
Nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ bị thiệt cả đời!
Ngừng tham gia bảo hiểm xã hội 1 năm: Còn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

Thông tin về tình hình giải quyết, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng, bảo hiểm xã hội một lần, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Từ 1/5 đến 6/5, toàn ngành đã giải quyết hưởng mới chế độ hằng tháng cho 1.607 người (lũy kế từ đầu năm là 37.856 người) với mức chi trả bình quân 4.002.364 đồng/người.

Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Cần thận trọng cân nhắc
Người lao động cần thận trọng khi quyết định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Trong đó: Đối tượng hưu trí là 1.343 người (chiếm 83,57%), mức hưởng bình quân 4.614.917 đồng/người; đối tượng tuất là 238 người (chiếm 14,81%), mức hưởng bình quân 871.293 đồng/người; đối tượng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 26 người (chiếm 1,62%), mức hưởng bình quân 1.141.349 đồng/người.

Về giải quyết hưởng mới chế độ bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tuất một lần cho 15.480 người với tổng số tiền chi trả khoảng 585 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay đã chi trả cho 262.518 người với tổng số tiền chi trả là 9.713,2 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong đó đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội một lần chiếm số lượng lớn nhất với 14.633 người, số tiền chi trả khoảng 550,4 tỷ đồng, chiếm 94,5%.

Về tình hình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức và phục hồi sức khỏe, trong tháng 4/2020, toàn ngành đã giải quyết chế độ ốm đau cho 16.948 lượt người với số tiền chi trả 8,9 tỷ đồng; giải quyết chế độ thai sản cho 5.597 lượt người với số tiền chi trả 67,1 tỷ đồng; giải quyết chế độ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe cho 1.472 lượt người với số tiền chi trả gần 3,8 tỷ đồng. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến nay đã giải quyết chế độ ốm đau cho 2.572.803 lượt người với số tiền chi trả 1.196,2 tỷ đồng; giải quyết chế độ thai sản cho 559.383 lượt người với số tiền chi trả 7.652,9 tỷ đồng; giải quyết chế độ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe là 126.128 lượt người với số tiền chi trả 324 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong tháng 4/2020, toàn ngành đã giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 2.924 người (trong đó, trợ cấp thất nghiệp cho 2.922 người, hỗ trợ học nghề cho 2 người) với số tiền chi trả hơn 12,3 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, đã giải quyết chế độ cho 202.395 người với số tiền chi trả là 679,5 tỷ đồng.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã có một bộ phận người lao động lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, người lao động cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bởi các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn so với khi hưởng lương hưu. Bởi, nếu nhận bảo hiểm xã hội một lần, sau này khi tham gia lại bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ không được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội, mà tính thành thời gian đóng bảo hiểm xã hội mới.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, việc nhận bảo hiểm xã hội một lần là phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn khi với 22% mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương. Trong khi mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Như vậy, khi người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần, sẽ thiệt thòi khi chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già. Để đến khi về già, không được hưởng hưu trí, phải phụ thuộc vào con, cháu và xã hội; nếu không may bị bệnh, không có thẻ bảo hiểm y tế, họ còn phải đối mặt với nguy cơ phải tự trang trải chi phí khám chữa bệnh.

Như vậy, người lao động mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động, hoặc nếu khi nghỉ hưu vẫn đủ thời gian được hưởng lương hưu thì do thời gian đóng bảo hiểm xã hội ít nên số tiền lương hưu sẽ thấp, mất đi nguồn tài chính hỗ trợ và ổn định cuộc sống lâu dài khi bị suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động.

Theo các chuyên gia, người lao động nên hiểu rằng, khoản tiền đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là một của để dành quý giá của chính mình, nó không mất đi mà ngược lại, vẫn được cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý và đầu tư tăng trưởng, người tham gia có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với sự hỗ trợ đóng của Nhà nước.

Lãnh đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội khuyến cáo người lao động, trong thời điểm này, nếu không may bị thất nghiệp, người lao động nên đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề; đăng ký nhận chế độ hỗ trợ từ Gói an sinh của Chính phủ. Đợi qua đợt khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, nền kinh tế tiếp tục được vận hành, người lao động có cơ hội trở lại thị trường lao động, tiếp tục được đóng bảo hiểm xã hội để cộng nối thời gian tính hưởng lương hưu sau này.

Về quyền lợi, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc 5 lần mức lương tối thiểu vùng; được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi không may ốm đau; được hỗ trợ học nghề (tối đa 1 triệu đồng/người/tháng); được hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

(LĐTĐ) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T.Đ.T (biệt danh trên mạng xã hội Tiktok “Vua quạt”) 40 triệu đồng; đồng thời, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

(LĐTĐ) Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân đã thực hiện 32 lần chuyển khoản, với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau khi biết mình bị lừa, người này đã đến cơ quan Công an trình báo.
Thời tiết ngày 8/5: Hà Nội có mưa rào, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét

Thời tiết ngày 8/5: Hà Nội có mưa rào, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét

(LĐTĐ) Khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét.
Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.

Tin khác

Cần cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Cần cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

(LĐTĐ) Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa phối hợp tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, nhằm nhận diện rõ tác hại, thực trạng tình hình mua bán, sử dụng cũng như bất cập, tồn tại, hạn chế trong quản lý các sản phẩm này...
Cách nào để hưởng lương hưu khi chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội?

Cách nào để hưởng lương hưu khi chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội?

(LĐTĐ) Khi đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động vẫn có thể hưởng lương hưu theo hai cách: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc một lần, hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần.
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Về điều kiện người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần, ngoài các trường hợp giải quyết hưởng BHXH một lần tương tự quy định tại Điều 60 của Luật BHXH hiện hành, dự thảo Luật trình hai phương án.
Tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng bao nhiêu?

Tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng bao nhiêu?

(LĐTĐ) Thực hiện chính sách cải cách tiền lương, mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) sẽ được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Quy định về tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

Quy định về tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tổng thể tiền lương, sẽ có 5 bảng lương mới tương ứng với vị trí việc làm được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
TP.HCM phấn đấu vào "top" 5 địa phương dẫn đầu về phát triển nhân tài

TP.HCM phấn đấu vào "top" 5 địa phương dẫn đầu về phát triển nhân tài

(LĐTĐ) Đây là mục tiêu đề ra của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong kế hoạch triển khai Quyết định số 899 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Những trường hợp được nghỉ hưu trong năm 2024

Những trường hợp được nghỉ hưu trong năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ở điều kiện lao động bình thường, lao động nam 61 tuổi, lao động nữ 56 tuổi 4 tháng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được nghỉ hưu.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Xem thêm
Phiên bản di động