Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời ở tuổi 69
Vĩnh biệt nhà thơ "chiếc lá đầu tiên"! Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh qua đời ở tuổi 92 |
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vừa qua đời đột ngột vào chiều hôm qua (20.4) tại Hà Nội. Xác nhận thông tin này, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, chiều nay, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm có chương trình ở Đài Tiếng nói Việt Nam nhưng ông đã không có mặt vào giờ lên sóng. Sau đó, người thân của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã đập cửa và phát hiện ông đã qua đời vào khoảng 14 - 15 giờ.
Trên trang cá nhân, nhà thơ Hữu Việt đau buồn gửi lời tiễn biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: "Đây có lẽ là bức ảnh cuối cùng của người anh yêu quý! Bất ngờ và đột ngột quá! Thêm một nhà thơ lớn về tài năng và tuyệt vời về nhân cách đã nằm xuống".
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Ảnh: TL |
Hoàng Nhuận Cầm sinh ngày 7.2.1952, tại Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông thi đỗ vào Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (khóa 16).
Năm 1971, Hoàng Nhuận Cầm cùng bạn bè đồng khóa trong Khoa Ngữ văn đã tình nguyện nhập ngũ, khoác ba lô ra trận. Ông đã sống và chiến đấu ở những mặt trận ác liệt nhất, trong đó có mặt trận Trị Thiên - Huế.
Sống trong những tháng ngày bom đạn, máu lửa chiến tranh đã in dấu đậm nét trong cả sự nghiệp thơ Hoàng Nhuận Cầm. Sau chiến tranh, ông về học lại Khoa Ngữ văn rồi về công tác trong ngành điện ảnh truyền hình.
Mặc dù vậy, cuộc sống của Hoàng Nhuận Cầm vẫn dành trọn vẹn cho thơ ca. Ông được biết đến với những bài thơ tình được các bạn đọc trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên vô cùng yêu thích như “Chiếc lá đầu tiên”, “Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”, “Viên xúc xắc mùa thu”...
Bên cạnh thơ ca, Hoàng Nhuận Cầm còn sáng tác kịch bản phim và đã từng tham gia đóng phim. Một số kịch bản ấn tượng của ông phải kể đến như “Đêm hội Long Trì” (năm 1989), “Hà Nội mùa Đông năm 46” (năm 1997), “Áo chàm Bắc Sơn”, “Mùi cỏ cháy”…
Đặc biệt, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm còn nổi tiếng với nhân vật “Bác sĩ Hoa Súng” trong chương trình “Gặp nhau cuối năm” và vai nhà thơ trong bộ phim “Số đỏ”.
Trong sự nghiệp, Hoàng Nhuận Cầm cũng đã gặt hái được nhiều thành công và các giải thưởng lớn. Ông đã từng đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1972 - 1973, Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993 với tập thơ mang tên “Xúc xắc mùa thu”...
Theo Mai Hương/laodong.vn
https://laodong.vn/giai-tri/nha-tho-hoang-nhuan-cam-qua-doi-o-tuoi-69-900791.ldo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07