Nhà báo, người dân không được dùng thiết bị nguỵ trang ghi âm, ghi hình?

Nhiều ý kiến cho rằng đề xuất “chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm” của Bộ Công an, là vi hiến và hạn chế hoạt động giám sát của người dân cũng như quyền tác nghiệp của báo chí, luật sư.
nha bao nguoi dan khong duoc dung thiet bi nguy trang ghi am ghi hinh Quy định đối với thiết bị ghi hình vi phạm giao thông
nha bao nguoi dan khong duoc dung thiet bi nguy trang ghi am ghi hinh Lạ lùng muốn ghi hình CSGT đang làm việc, phải xin phép!

Như PV đã thông tin, Bộ Công an đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm nguỵ trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.

Đáng chú ý nhất, khoản 3, Điều 4 dự thảo nghị định này đề xuất: “Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”.

nha bao nguoi dan khong duoc dung thiet bi nguy trang ghi am ghi hinh
Người dân ghi hình CSGT thực thi nhiệm vụ (Ảnh minh hoạ: Báo Giao thông)

Điều này ngay lập tức gặp phải phản ứng không đồng tình trong giới luật gia.

Trao đổi với PV, luật sư Ngô Ngọc Trai - Giám đốc Công ty Luật TNHH Công chính (Hà Nội) khẳng định, quy định được nêu trong dự thảo vô hình chung không cho phép người dân và doanh nghiệp được sử dụng các thiết bị để ghi âm ghi hình. Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có hiệu lực, tại Điều 94, Điều 95 quy định nguồn chứng cứ là các dữ liệu điện tử được thu thập; tổ chức cá nhân có quyền thu thập tài liệu chứng cứ bằng những biện pháp như thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tới đây có hiệu lực cũng có quy định mới về dữ liệu điện tử ở chương về chứng cứ tại Điều 99: Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

“Như vậy, việc người dân thu thập các dữ liệu điện tử làm chứng cứ để giải quyết các vụ án dân sự, hình sự là rất quan trọng đã được pháp luật quy định thành quyền của tổ chức cá nhân. Việc người dân sử dụng các thiết bị ghi âm ghi hình là hợp lẽ đúng đắn. Nhất là để người dân phòng vệ trước những thói lạm quyền tiêu cực của đủ mọi thành phần phổ biến trong xã hội hiện nay”- luật sư Trai phân tích.

Trong khi đó, luật sư Phạm Văn Phất - Trưởng văn phòng luật An Phát Phạm (Hà Nội) cho rằng, dự thảo nghị định do Bộ Công an chủ trì xây dựng có phạm vi điều chỉnh về điều kiện kinh doanh nhưng lại “gom” cả người sử dụng vào là vượt phạm vi và thẩm quyền của Chính phủ.

Hơn nữa, Hiến pháp 2013 đã có các điều khoản cho phép hạn chế quyền công dân, quyền con người nhằm mục đích an ninh quốc gia an toàn xã hội nhưng phải đảm bảo bằng những đạo luật chứ không thể bằng một nghị định như thế này.

Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM Nguyễn Văn Hậu đề nghị ban soạn thảo xem xét lại đề xuất trong dự thảo trên, bởi hiện nay các quy định về xâm phạm bí mật đời tư hoặc xâm phạm đến an ninh quốc gia đã có các luật khác điều chỉnh.

“Trong khi người dân ngày càng sở hữu, sử dụng nhiều điện thoại thông minh có chức năng ghi âm, ghi hình, định vị, nếu thêm quy định cấm đoán kể trên thì sẽ dễ phức tạp”- ông Hậu nói.

Chung nhận định, luật gia Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phân tích: Việc sử dụng điện thoại thông minh có chức năng ghi âm, ghi hình để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống hoặc thực hiện những mục đích tốt đẹp trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng là thuộc về quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Đó cũng là quyền của chủ sở hữu tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Khẳng định đề xuất nêu trong dự thảo nghị định trên là vi hiến, nội dung của nghị định đã vượt quá phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, ông Nguyễn Minh Tâm đặc biệt lưu ý tới hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, luật sư sẽ bị ảnh hưởng.

“Đội ngũ nhà báo tác nghiệp báo chí, các luật sư hành nghề luật đều cần phải thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của Luật Báo chí, Luật Luật sư và các bộ luật như tố tụng hình sự, tố tụng dân sự... Nếu bị cấm đoán trong một nghị định thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tác nghiệp của họ”- ông Tâm đánh giá.

Theo tìm hiểu của PV, sắp tới Bộ Tư pháp sẽ tổ chức cuộc họp với đại diện các bộ ngành liên quan để cho ý kiến, thẩm định dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm nguỵ trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị do Bộ Công an chủ trì xây dựng.

Ảnh hưởng tới hoạt động báo chí điều tra

Ông Phan Hữu Minh- Trưởng Ban Kiểm tra, Uỷ viên Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam- khẳng định, phóng viên hoạt động tác nghiệp điều tra buộc phải sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để có bằng chứng thuyết phục. “Không ít trường hợp phải bí mật nên cần nguỵ trang các thiết bị ghi âm, ghi hình. Nếu bây giờ quy định chỉ có cơ quan chuyên trách mới được sử dụng thì vô hình chung sẽ hạn chế quyền tác nghiệp của báo chí đã được quy định trong Luật Báo chí”- ông Minh nói.

Theo Thế Kha/ Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

(LĐTĐ) Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 thực sự có sức lan tỏa và thiết thực với công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.
Thời tiết ngày 28/4: Hà Nội nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ

Thời tiết ngày 28/4: Hà Nội nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/4, khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ C.
Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.

Tin khác

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, ngày 4/5, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Xem thêm
Phiên bản di động