Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng 55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng |
Thành xưa - tích cũ
Tháng Tư, đường về làng Thổ rực rỡ sắc hồng của những đầm sen tô điểm thêm cho các cung đường, cảnh đẹp và cả di tích lịch sử nơi đây. Các nẻo đường ngập tràn sắc màu cờ hoa, băng rôn chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú.
Theo con đường nhỏ chạy vào di tích lịch sử văn hoá quốc gia Thành An Thổ (làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, Phú Yên), chúng tôi cảm nhận được không khí vui tươi hiện lên trên từng khuôn mặt của bất kì người dân nào, ai ai cũng rạng rỡ niềm vui và tự hào khi được sống, làm việc trên mảnh đất này.
Vào ngày 1/5/1904, Thành An Thổ đã chứng kiến sự chào đời của một người con ưu tú của Đảng đó là đồng chí Trần Phú. (Ảnh: Hương Thảo). |
Chờ đón chúng tôi là chị Anh Đào - thuyết minh viên tại di tích Thành An Thổ, nở nụ cười tươi, chị bắt đầu giới thiệu với giọng nói nhẹ nhàng, đưa chúng tôi ngược về dòng lịch sử.
Lịch sử đã ghi, Thành An Thổ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1832 đến năm 1836. Là nơi chứng kiến sự lớn mạnh của phong trào Cần Vương chống Pháp trên đất Phú Yên, nơi đây cũng là địa danh gắn liền với tuổi thơ của đồng chí Trần Phú (từ năm 1904 - 1907), được Bộ Văn hoá, Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia ngày 22/8/2005.
Những hình ảnh, hiện vật về gia đình và sự nghiệp của đồng chí Trần Phú được trưng bày tại tầng 2 Nhà trưng bày của di tích. Trong đó có sơ đồ phả hệ tiểu chi họ Trần từ đời 15 đến đời 18 dòng trực tiếp của đồng chí Trần Phú; một số bài thơ của bạn tù chính trị khi biết đồng chí Trần Phú hy sinh; các tờ báo, văn bản ghi lại quá trình học tập, hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú…
Trải qua nhiều năm tháng thăng trầm của lịch sử, Thành An Thổ ngày nay chỉ còn vài dấu tích ít ỏi, đó là những đoạn nền móng của một số công trình kiến trúc trong Thành, một số đồ gốm Quảng Đức…được khai quật.
Vào dâng hương, hoa tưởng niệm đồng chí Trần Phú, lật giở những trang nhật ký của của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành và nhân dân, du khách gần xa khi về thăm Thành An Thổ, khiến chúng tôi không khỏi xúc động.
Trong những ngày qua, rất đông người dân đã đến dâng hương, hoa tri ân Tổng Bí thư Trần Phú. (Ảnh: Hương Thảo). |
Họ đến với di tích không chỉ để nhìn ngắm những hình ảnh, tư liệu, gợi lại những năm tháng đấu tranh hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú, mà đến vì tỏ lòng nhớ ơn và kính phục.
Anh Nguyễn Minh Quân (Hà Nội) đã viết trong sổ cảm tưởng ngày 9/10/2020: “Gia đình con cháu đời sau đến thăm di tích tưởng niệm cố Tổng Bí thư. Hết sức nghiêng mình cảm tạ.”
Hay như những lời của Nhà báo Lê Quốc Minh (Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà Báo Việt Nam) viết ngày 22/4/2022:
“Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh
cố Tổng Bí thư Trần Phú - nhà cách mạng
kiệt xuất, người con của Phú Yên”
Trò chuyện với chúng tôi, ông Hồ Ngọc Thanh - Phó Bí thư Thường trực Huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên chia sẻ, nơi đây là mảnh đất hội tụ nhiều danh nhân, chí sĩ đất Việt như Lê Thành Phương, và cũng là nơi sinh ra đồng chí Trần Phú. Tất cả đã làm rạng danh cho vùng đất “địa linh nhân kiệt” với truyền thống lịch sử yêu nước hào hùng.
“Sau khi Thành An Thổ được công nhận di tích quốc gia, địa phương có nhiều chủ trương chỉ đạo đến cơ sở về việc quan tâm tôn tạo di tích. Đồng thời, phát huy truyền thống giáo dục cho thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống cách mạng vẻ vang, học tập noi gương đồng chí Trần Phú tại điểm di tích này”.
Trên đường đổi mới
Trải qua tháng năm phát triển cùng đất nước, diện mạo nơi làng quê ấy đang đổi mới từng ngày. Về với làng An Thổ hôm nay, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi đi trên những con đường giao thông phẳng lỳ, nhiều ngôi nhà khang trang. trường học với cơ sở vật chất đầy đủ, ruộng lúa của nông dân tươi tốt... tạo nên một bức tranh tươi sáng của bộ mặt nông thôn mới.
Chứng kiến cảnh đổi thay trên quê hương, chú Lê Ngọc Tài (72 tuổi) - nguyên Bí thư Chi bộ làng An Thổ hồ hởi khoe: “Cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, lòng người càng thêm rạo rực, xúc động. Chính vì lẽ đó, bà con luôn tự hào về làng quê của mình gắn với nhân vật kiệt xuất trong lịch sử. Trong trái tim của mỗi người đều lấy đó làm động lực để xây dựng quê hương ngày càng phát triển”.
Cuộc sống người dân xã An Dân ngày càng được nâng cao và ngày càng khởi sắc. (Ảnh: Hương Thảo). |
Ông Võ Văn Khương - Chủ tịch UBND xã An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), cho biết: Trong kháng chiến, người dân xã An Dân luôn kiên trung, “sát cánh” cùng cách mạng đánh đuổi quân xâm lược. Trong thời bình, phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, lao động, người dân xã An Dân chung sức cùng Đảng bộ, chính quyền nỗ lực không ngừng trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Năm 2023, trên địa bàn xã đạt được một số kết quả tích cực, có 17/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Cụ thể: Thu nhập bình quân đầu người đạt 47,52 triệu đồng/ năm (đạt chuẩn so với mức quy định là 47 triệu đồng/năm); giữ vững đạt chuẩn nông thôn mới với 16/19 tiêu chí; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm 330/328 lao động có việc làm mới trong năm (đạt 101%); tỷ lệ lao động qua đào tạo 3.715/4.952 lao động; duy trì một số ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp như làm bún, bánh tráng, bánh kẹo, làm thúng chai,...góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn…
Đến quý I/2024, lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển ổn định; các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được những kết quả tích cực. Nhân dân chăm lo sản xuất ngay từ những ngày đầu năm mới.
Lịch sử càng lùi xa, tấm gương đạo đức và nhân cách đồng chí trần Phú càng tỏa sáng, trở thành giá trị tinh thần quý báu để người dân học tập, noi theo. Diện mạo nông thôn khởi sắc là minh chứng cho những chủ trương đúng đắn và cách làm hiệu quả của cấp ủy, chính quyền và sự chung sức của người dân trong xã.
120 năm kể từ ngày vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng sinh ra và 192 năm Thành An Thổ đóng vai trò quan trọng trong lịch sử cách mạng trên vùng đất Phú Yên, thành cũ tích xưa vẫn còn đó, như nhắc nhở cho các thế hệ hôm nay và mai sau phải nỗ lực phát triển kinh tế, dựng xây quê hương ngày một giàu đẹp và viết tiếp những bản hùng ca của tương lai.
Tổng Bí thư Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1918 đồng chí vào học trường Quốc học Huế. Năm 1922, tốt nghiệp trường Quốc học Huế, đồng chí về dạy trường Cao Xuân Dục (Vinh). Tháng 7/1925, đồng chí tham gia thành lập “ Hội phục Việt”, sau đổi thành “Hưng Nam”. Ngày 17/7/1926, đồng chí Trần Phú đại diện cho hội sang Quảng Châu - Trung Quốc gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tháng 8/1926, đồng chí dự lớp huấn luyện đặc biệt về chính trị do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, rồi gia nhập “Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội” Tháng 1/1927, đồng chí được cử đi học trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tại Matxcơva - Liên Xô Ngày 11/11/1929, đồng chí sang Pháp đem theo thư của Quốc tế Cộng Sản gửi cho những tổ chức cộng sản Đông Dương kêu gọi các tổ chức hợp nhất lại. Tháng 4/1930, đồng chí về nước. Mùa hè năm 1930, tại tầng hầm ngôi nhà số 90 phố thợ nhuộm - Hà Nội, đồng chí dự thảo luận cương chính trị của Đảng. Tháng 10/1930, Trung Ương Đảng họp Hội nghị Lần thứ nhất ở Hương Cảng. Hội nghị đã thông qua nội dung bản luận cương chính trị, đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau Hội nghị, Trung Ương chuyển cơ quan Lãnh đạo về Sài Gòn. Rạng sáng ngày 19/4/1931, trụ sở của Ban Thường vụ Trung Ương Đảng ở số 66 đường Champagne (nay là đường Lý Chính Thắng) bị lộ, đồng chí Trần Phú bị địch bắt.
|
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32