Nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời

(LĐTĐ) "Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong" - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Gia tăng ca sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết Hà Nội ghi nhận thêm 125 ca mắc sốt xuất huyết

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, trong tháng 7 vừa qua, Trung tâm tiếp nhận hàng chục ca sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo nhập viện. Điều khác biệt năm nay là khu vực ngoại thành như: Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ và các tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,… các ca sốt xuất huyết xảy ra sớm, nặng hơn mọi năm.

Nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang điều trị lọc máu tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.

Điển hình là bệnh nhân nam 25 tuổi (ở Hoàng Mai - Hà Nội), sốt 5 ngày nhập viện, xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết, trong quá trình điều trị bệnh nhân có tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc. Tương tự là một bệnh nhân khác 66 tuổi (ở Hoàng Mai - Hà Nội), sốt cao từng cơn 39 độ, đau đầu, đau mỏi người, khớp gối, nôn khan và tiểu ra máu do sốt xuất huyết.

Hay trường hợp một nam bệnh nhân 39 tuổi (ở Hoài Đức - Hà Nội), bị sốt xuất huyết, sốt 5 ngày, vào viện trong tình trạng nặng, cô đặc máu, da lạnh ẩm, mạch nhanh. Các bệnh nhân trên đều được điều trị tích cực tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới theo pháp đồ cụ thể, tình trạng đến nay đã dần được cải thiện và có thể xuất viện trong một vài ngày tới.

Đặc biệt, với những bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nền thì việc mắc bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm. Cụ thể như trường hợp nữ bệnh nhân T.T.S (62 tuổi, ở Đan Phượng - Hà Nội), vào viện sau gần 1 tuần xuất hiện sốt cao từng cơn, mệt mỏi, đau mỏi người, ăn kém. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, viêm khớp dùng thuốc giảm đau thường xuyên và được chuẩn đoán sốt xuất huyết nặng.

Sau 1 ngày nhập viện, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu, tiểu cầu giảm mạnh, men gan tăng cao, suy gan. Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục và điều trị thêm kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng nặng do suy đa tạng, nên nguy cơ tử vong rất cao.

Theo Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường: Vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa.

Sốt xuất huyết có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.

Trong đó, giai đoạn nguy hiểm thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện sau: Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan. Nôn ói. Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ). Tràn dịch màng phổi, mô kẽ có thể gây suy hô hấp, màng bụng, phù nề mi mắt. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt huyết áp, không đo được huyết áp, mạch không bắt được, da lạnh, nổi vân tím, tiểu ít.

Đồng thời, ở giai đoạn nguy hiểm, người bệnh có xuất huyết dưới da. Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như: Tổn thương gan nặng/suy gan, thận, tim, phổi, não, rối loạn tri giác, suy chức năng các cơ quan khác. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh có hoặc không có sốc do thoát huyết tương...

Theo Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Đỗ Duy Cường, khi có những dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, đau mỏi người, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm và đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng. Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán và có pháp đồ điều trị sớm, tránh tự ý uống thuốc và truyền dịch tại nhà.

Muỗi vằn Aedes egypti là nguồn lây bệnh chính. Muỗi thường sống ở các khu vực gần với nơi con người sinh sống, khu đô thị. Để diệt muỗi cần lưu ý xử lý, loại bỏ các khu vực tối tăm, ẩm thấp, môi trường nước đọng tạo điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, cần phun thuốc diệt côn trùng, diệt muỗi, sử dụng các thiết bị đuổi, bắt muỗi, lắp đặt lưới chắn muỗi cửa sổ và dùng màn khi ngủ.

“Hiện nay ở Việt Nam chưa có vắc xin cũng như chưa có thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết. Do đó, khi nghi ngờ hoặc bị sốt xuất huyết, người bệnh cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế, nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Có thể uống Paracetamol để hạ sốt và làm dịu cơn đau. Tuyệt đối không uống Aspirin hoặc Ibuprofen, vì hai thuốc này có thể tăng nguy cơ xuất huyết”, Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường nhấn mạnh thêm.

Minh Khuê - Nguyên Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Google công bố tích hợp Gemini mới và giọng nói Trợ lý mới cho sản phẩm nhà thông minh

Google công bố tích hợp Gemini mới và giọng nói Trợ lý mới cho sản phẩm nhà thông minh

(LĐTĐ) Google đã có một năm đầy ắp các sự kiện, giới thiệu các công cụ mới cho các nhà phát triển tại Google I/O và đạt được những bước tiến trong công nghệ nhà thông minh với các mô hình Gemini.
Những đô vật vĩ đại nhất lịch sử Olympic: Nga và Mỹ áp đảo!

Những đô vật vĩ đại nhất lịch sử Olympic: Nga và Mỹ áp đảo!

(LĐTĐ) Xuất hiện từ kỳ Olympic đầu tiên năm 1896 tại Athens, Hy Lạp, môn Vật là một trong những môn thể thao lâu đời nhất thế giới. Đến nay, Nga là quốc gia dẫn đầu ở nội dung này với 62 Huy chương Vàng, bám sát ngay phía sau chính là Mỹ với 55 Huy chương Vàng.
Đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mưa bão

Đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mưa bão

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều địa phương ở Hà Nội đã thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng đê điều, đồng thời kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê.
Quận Thanh Xuân: Tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy tại trường học

Quận Thanh Xuân: Tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy tại trường học

(LĐTĐ) Mở đầu đợt cao điểm, Công an quận Thanh Xuân tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về an toàn PCCC&CNCH cho toàn thể cán bộ, giáo viên trường Trung học cơ sở Kim Giang.
Trường Trung học cơ sở Phượng Dực: Chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Trường Trung học cơ sở Phượng Dực: Chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Năm học 2023-2024, Công đoàn Trường Trung học cơ sở Phượng Dực (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo và phối hợp, triển khai nhiệm vụ hoạt động công đoàn.
Dự báo thời tiết ngày 7/8/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng oi bức

Dự báo thời tiết ngày 7/8/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng oi bức

(LĐTĐ) Dự báo ngày 7/8, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió nam đến đông nam cấp 2-3.
Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024

Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 6/8, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024.

Tin khác

Chuyển đổi số để phục vụ người dân tốt hơn

Chuyển đổi số để phục vụ người dân tốt hơn

(LĐTĐ) Những năm gần đây, quá trình chuyển đổi số ngành Y tế đã được đẩy mạnh thực hiện. Nhiều bệnh viện đã áp dụng y tế thông minh trong quản trị như: Bệnh án điện tử, đặt lịch khám qua điện thoại, lấy số tự động, triển khai thanh toán không dùng tiền mặt... giúp giảm thời gian chờ đợi và tăng chất lượng điều trị cho người bệnh.
Nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định, vừa qua, đặc biệt là sau dịch Covid-19, có xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ở một số đơn vị, một số địa phương nhưng chỉ diễn ra cục bộ, tại một số thời điểm, đơn vị chứ không phải tất cả.
Thêm giải pháp duy trì tiêm vắc xin cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Thêm giải pháp duy trì tiêm vắc xin cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sau một năm Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai chương trình “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau” không lãi suất đã đạt mốc giải ngân 100 tỷ đồng đầu tiên. Chương trình đã góp phần hỗ trợ cho gần 7.000 khách hàng tiêm hơn 100.000 mũi vắc xin chất lượng cao các loại như 6 trong 1, cúm, rota vi rút, viêm gan A - B, thủy đậu, HPV, não mô cầu.
Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

(LĐTĐ) Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Góp phần quan trọng trong việc phòng, chống và đẩy lùi bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một số bệnh ung thư đã được điều trị bằng phương pháp khác không thành công; hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả tối ưu.
Chủ quan vết thương hở, nhiều người nhập viện thở máy do uốn ván

Chủ quan vết thương hở, nhiều người nhập viện thở máy do uốn ván

(LĐTĐ) Chiều 31/7, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Khoa Cấp cứu của đơn vị đã điều trị cho gần 10 trường hợp mắc bệnh uốn ván nặng.
Nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người sẽ trở lại làm việc tại Bệnh viện K

Nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người sẽ trở lại làm việc tại Bệnh viện K

(LĐTĐ) Bệnh viện K sẽ bố trí để nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý - người bị tai nạn hy hữu tại quán cà phê The Coffee House (Hà Nội) cách đây hơn 3 tháng trở lại làm bác sĩ lâm sàng theo nguyện vọng...
Phẫu thuật thành công khối u tuyến giáp khổng lồ hơn 10 năm

Phẫu thuật thành công khối u tuyến giáp khổng lồ hơn 10 năm

(LĐTĐ) Ngày 30/7, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, các y bác sĩ tại đây vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cho bệnh nhân Trịnh Thị Hoa (39 tuổi, ở Chương Mỹ - Hà Nội) mang khối u tuyến giáp “khổng lồ” suốt hơn 10 năm. Ca phẫu thuật có độ khó cao vì khối u có kích thước lớn, tăng sinh mạch máu nhiều, nguy cơ chảy máu cao và mất máu nhiều.
Men gan tăng cao, ứ mật do uống thuốc không rõ nguồn gốc

Men gan tăng cao, ứ mật do uống thuốc không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian qua Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trọng do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc và áp dụng không đúng cách, đúng liều lượng.
Chương Mỹ hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Chương Mỹ hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ

(LĐTĐ) Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ đã cử cán bộ xuống các địa bàn vùng ngập lụt để cùng với y tế các xã, y tế thôn tuyên truyền, cấp thuốc CloraminB, hướng dẫn các hộ dân biện pháp giữ vệ sinh môi trường, cách xử lý nguồn nước để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Xem thêm
Phiên bản di động