Người Ý đã làm gì để giữ vững tinh thần thép trong tâm dịch?
Người Việt ở châu Âu: Ở lại hay trở về? | |
Người Việt Nam tại Ý: Lạc quan trong tâm dịch Covid-19 |
Chị Đặng Tố Nga sống tại Torino nước Ý chia sẻ thông tin: Đã nhiều ngày nay, tại khắp nơi trên nước Ý, phong trào các em nhỏ vẽ hình cầu vồng, biểu tượng của niềm hy vọng, hình trái tim, biểu tượng của tình yêu thương với màu sắc rực rỡ cùng với thông điệp “Tất cả rồi sẽ ổn thôi” (Andrà Tutto bene) đã lan truyền trên khắp đất nước theo mọi hình thức: treo trên cửa sổ, ban công của mỗi gia đình, dán trên cửa kính của các cửa hàng cửa hiệu, và post lên các mạng xã hội. Điều này có giá trị rất lớn trong việc động viên tinh thần của những người đang phải ở nhà một mình như người già, sinh viên xa nhà trong thời điểm toàn quốc phải cách ly.
Các em nhỏ vẽ hình cầu vồng, biểu tượng của niềm hy vọng với thông điệp “Tất cả rồi sẽ ổn thôi” (Andrà Tutto bene) (Ảnh: Jenny Hạnh Nguyễn) |
Tiếp đến là sự kiện xảy ra vào 18 giờ hàng ngày, trên tất cả các ban công của các căn hộ ở Italia mọi người cùng mang nhạc cụ ra để cùng hát bài Quốc ca Ý, hoà thành một bản hợp xướng chưa từng có trong lịch sử. Đó là sự kiện mở đầu và chắc chắn sẽ lặp lại trong những ngày tiếp theo để từ đó, thời điểm mà hàng ngày tình hình dịch bệnh đang gia tăng với các số liệu thống kê được công bố từ Cơ quan cứu hộ, 18 giờ không còn là thời điểm gây hoang mang lo sợ nữa.
Trước sự kiện này, chị Trần Thị Ngọc Huyền, sống tại Ý cũng chia sẻ: Chúng tôi ai cũng vui và ấm lòng mỗi khi có một phong trào mới thể hiện tinh thần lạc quan đoàn kết của mọi người không phân biệt quốc tịch trên đất Ý. Bản thân tôi và nhiều người Việt ở đây cũng tham gia việc hát hò, vỗ tay, bật nhạc… vào giờ hẹn cùng người dân Ý.
Người dân Ý "hòa nhạc" trên ban công lúc 18 giờ, khi truyền hình Ý công bố số liệu thống kê về dịch bệnh từ Cơ quan cứu hộ (Ảnh: Jenny Hạnh Nguyễn) |
Đó là những hành động nhằm cổ vũ tinh thần của người dân. Còn với những cán bộ y tế, những chiến sĩ nơi tuyến đầu đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh thì sao?
Theo chị Đặng Tố Nga, "Sự kinh ngạc và nước mắt của niềm vui trào ra từ những đôi mắt các bác sĩ và y tá của Bệnh viện Sacco ở Milan khi 2 nghìn bông hồng với nhiều màu sắc và hương thơm ngào ngạt được gửi đên vào thứ Sáu (13/3). Ý tưởng này như một hình thức cảm ơn cho công việc của các nhân viên y tế trong thời điểm khẩn cấp của coronavirus, đã được công ty "Một triệu bông hồng đỏ", một công ty tổ chức sự kiện nổi tiếng thực hiện vào lúc 1 giờ chiều ngày 13/3, 2 nghìn bông hồng đã được chuyển đến và chia thành các thùng nhỏ cùng các thông điệp được đính kèm: biết ơn và trân trọng công việc khó khăn vất vả của ngành Y trong những ngày khó khăn này".
Tờ báo Corriere della Sera và cổng thông tin của thành phố Milano đưa tin, hai hãng taxi Taxiblu và Autoradiotassi cùng bắt tay thực hiện chiến dịch “Chuyến xe cho người cao tuổi” - dịch vụ cung cấp xe taxi miễn phí cho những người già cần giúp đỡ nhất trong lúc này tại Milano. Những chuyến xe miễn phí này sẽ đưa đón những người cao tuổi trong thành phố khi họ có nhu cầu di chuyển cấp bách nhưng không có phương tiện hỗ trợ vì lệnh phong tỏa do dịch Coronavirus. Chiến dịch này được Hiệp hội doanh nghiệp vùng Lombardia khởi xướng, hai hãng taxi sẽ cung cấp 40 chuyến xe miễn phí mỗi ngày, với sự hỗ trợ của cơ quan Chính sách Xã hội và Nhà ở Milano. Ý tưởng tuyệt vời này xuất phát từ đề xuất của các nhân viên lái xe taxi tại Milano, với mong muốn giúp đỡ các cụ già neo đơn và người cao tuổi khi họ buộc phải ở trong nhà để tuân thủ các quy định phong tỏa theo sắc lệnh của chính phủ trong cuộc chiến phòng chống Covid-19.
Biểu tượng cầu vồng treo trên ban công một gia đình Ý (Ảnh: Jenny Hạnh Nguyễn) |
Còn rất nhiều những ý tưởng cộng đồng khác mà người dân Ý thực hiện để cùng nhau vượt qua đại dịch, dù nhỏ bé hay lớn lao thì nó cũng thể hiện tinh thần của nước Ý. Cộng đồng người Việt ở Ý cũng hòa chung với không khí này để giữ vững niềm tin chiến thắng dịch bệnh.
“Tại sao phải hoảng loạn, phải sợ hãi, sống trong trạng thái tiêu cực? điều đó có giúp bạn chống lại dịch bệnh không? cuộc sống tươi đẹp”, và chúng ta hãy lạc quan, yêu đời để cùng vượt qua đại dịch này", đó là tinh thần của người Ý mà chị Đặng Tố Nga chia sẻ.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21