Người Việt Nam tại Ý: Lạc quan trong tâm dịch Covid-19
Phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả tại các chung cư | |
Du khách nước ngoài đã ý thức hơn về việc đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 |
Rạng sáng 16/3 (theo giờ Việt Nam), giới chức Ý thông báo nước này ghi nhận thêm 368 ca tử vong vì covid-19, đưa tổng số tử vong cả nước lên 1.809. Số bệnh nhân nhiễm mới là 3.590 người.
Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, chị Lê Thủy Anh sống ở thành phố 100.000 dân La Spezia, cách tâm dịch Bergamo/ Lombardia khoảng 260km cho biết, những con số mỗi ngày dù ít hay nhiều đều khiến cho mọi người rất buồn. Tuy nhiên mọi người hiểu chính phủ Ý đang nỗ lực hết sức làm những gì có thể. Riêng bản thân chị lại có chút lạc quan vì những con số này có nghĩa nước Ý đã gần hoặc đang ở đỉnh dịnh.
Một hiệu thuốc ở Roma, nước Ý (ảnh: Trần Ngọc Huyền) |
“Tại tâm dịch Bergamo số bệnh nhân vào hồi sức tích cực đã ít hơn số những ngày trước và con số người lây nhiễm tăng nhưng không còn là cấp số nhân nữa. Cứ 6 giờ chiều mỗi ngày, khi thời sự đưa tin về các con số người nhiễm dịch, người tử vong… thì người dân Ý ra ngoài ban công đứng hát để tiếp tục lạc quan, hy vọng những điều tồi tệ nhất rồi sẽ qua. Người Ý luôn là một dân tộc vô cùng lạc quan”, chị Thủy Anh cho biết.
Theo chị Thủy Anh, các siêu thị, nhà thuốc và các cửa hàng bán sản phẩm cần thiết ở Ý vẫn mở cửa bình thường. Tuy nhiên, một trong những biện pháp cách ly mà ý đang áp dụng rất hiệu quả đó là giới hạn về số lượng người vào mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng và phải giữ khoảng cách cần thiết khi xếp hàng vào mua hoặc thanh toán. Điều này làm giảm tiếp xúc trong phạm vi có thể ngăn ngừa dịch bệnh.
Cũng như ở Việt Nam, các cửa trường học ở Ý đã đóng cửa khi toàn bộ đất nước bị phong tỏa, nhưng học sinh vẫn được học online. Chị Nguyễn Thị Vui, sống tại Torino, Piemonte cho biết, con chị năm nay 6 tuổi, đang học tiểu học tại Torino. Từ khi chính phủ đóng cửa trường học, giáo viên đã thông qua hội trưởng hội phụ huynh tạo một Classroom trên Google và gửi lời mời tham gia. Hàng ngày giáo viên sẽ gửi các bài tập, các video hướng dẫn làm bài, các bé làm và sau khi quay lại trường sẽ được kiểm tra, chấm bài.
Chị Lê Anh Thư sống tại Piacenza, Emilia Romagna cũng cho biết, con chị học lớp 2, bắt đầu học online ngay sau khi có lệnh phong tỏa, mỗi ngày một buổi kéo dài một tiếng rưỡi đến hai tiếng đồng hồ từ thứ 2 đến thứ 6. Khoảng 21 giờ sẽ có buổi trò chuyện online giữa cô và các bạn trong lớp.
Cũng như chị Vui và chị Thư, chị Đinh Mỹ Ngọc sống tại Forli, vùng Emilia Romagna có con học lớp 3 cũng học online. Buổi sáng học chương trình phổ thông do cô giáo gửi thông qua một nhóm của lớp, buổi chiều học môn năng khiếu. Vào thứ 6 mỗi tuần sẽ có một buổi video call để trò chuyện, trao đổi cùng cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh khác trong lớp.
Một số phụ huynh khác sống ở Ý cho rằng, việc học online khiến họ yên tâm hơn khi thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly từ chính phủ, bởi các em sẽ không bị quên kiến thức hay lười học khi quay trở lại trường.
Một hàng rau ở ngoài phố (ảnh: Trần Ngọc Huyền) |
Tại nhóm cập nhật tin tức của người Việt Nam tại Ý, chị Đặng Tố Nga viết: “Văn hoá Ý rất giống Việt Nam ở điểm trọng tình cảm gia đình. Bố mẹ, con cái, anh chị em có tình cảm và quan hệ mật thiết. Nhưng khác với Việt Nam ở chỗ con cái sau khi lập gia đình sẽ không sống chung với bố mẹ. Tuy nhiên con cái và bố mẹ vẫn qua lại thăm nhau thường xuyên: bố mẹ tới nhà con cái để giúp con chăm sóc các cháu, cuối tuần con cái tập trung ở nhà bố mẹ trong một bữa trưa đầm ấm.
Chính vì vậy mà trong thời điểm cách ly hoàn toàn này, người già là thế hệ bị ảnh hưởng tinh thần nhiều nhất. Không rành công nghệ, không có cuộc sống ảo trên mạng như thế hệ trẻ, họ cô đơn trong nhà với nỗi lo sợ không biết thần chết Corona sẽ đến gõ cửa lúc nào. Và thế là “tình làng nghĩa xóm” đã phát huy tác dụng, một ý tưởng được nảy sinh: bữa trưa trên ban công. Tất cả các gia đình vào giờ nhất định, cùng dọn nữa trưa trên ban công và vui vẻ ăn uống cùng nhau”.
Mặc dù những con số tử thần vẫn tăng lên mỗi ngày, nhưng dường như người dân ở đất nước được cho là lãng mạn nhất thế giới này vẫn vô cùng lạc quan. Theo chị Đặng Tố nga thì “Họ nói với nhau: ngoài các biện pháp phòng tránh lây nhiễm thì chúng ta có thể làm gì? lo sợ hay lạc quan? tôi không chọn lo sợ bởi vì điều đó nguy hiểm không kém gì coronavirus”.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39
Các tài năng nhí bất ngờ với Robot tại trang trại Green Farm và siêu nhà máy Vinamilk
Cộng đồng 24/10/2024 15:57