Chuyện về những người bác sĩ có "thần kinh thép"

Chữa trị cho người bệnh, đặc biệt bệnh nặng, bệnh nan y vốn đã khó và mệt, song điều trị cho một người mắc bệnh tâm thần còn khó khăn gấp nhiều lần. Có tận mắt chứng kiến sự hy sinh thầm lặng mà các y, bác sĩ đang ngày đêm đối diện với "không gian" lẫn "thời gian" tại các bệnh viện chuyên ngành, tại các khoa liên quan đến tâm thần mới cảm thấy ngưỡng mộ về sự hy sinh thầm lặng của những bác sĩ có "thần kinh thép" đến nhường nào!
Công đoàn Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức chú trọng bảo vệ quyền lợi người lao động Hội chứng chán ăn tâm thần: Nguyên nhân, cách nhận biết và hướng điều trị Nghiện cờ bạc là một dạng rối loạn tâm thần

Có mặt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), các y, bác sĩ ở đây rất xúc động khi gặp chúng tôi (phóng viên).

Những "đứa con"… không bao giờ lớn

Theo chân bác sĩ CKII Hoàng Thị Phượng đến thăm khoa Mãn tính nam, vừa thấy có người lạ, bệnh nhân bắt đầu tiến đến cổng sắt, vẫy tay chào, miệng liên tục gọi chính xác tên tôi.

Chuyện về những người bác sĩ có ‘thần kinh thép’
Khoa Mãn tính nam - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Lâm Ngọc

Tất nhiên, cũng có một số bệnh nhân gọi tên tôi là Mai, Cúc, Hồng, Bích… Có lẽ, những cái tên này là những người quan trọng đối với những bệnh nhân ở đây. Bác sĩ Phượng cho biết, họ cũng là con người bình thường, cũng có cảm nhận và cảm xúc, nếu quý ai họ sẽ rất nhớ.

“Chào cô Ngọc, cô lại đến chơi ạ. Cô vào chơi với con đi, con có này cho cô xem nè”. Như chợt gặp người quen đã lâu, hai ba bệnh nhân liên tục gọi tên tôi. Ngân nga một vài câu hát, bệnh nhân H.T (25 tuổi, ngụ Bình Dương) hỏi: “Cô Ngọc thấy con hát hay hơn đợt trước cô Ngọc vào không, con sắp khỏi bệnh rồi, con sắp được về rồi. Về nhà con sẽ đi làm ca sĩ”.

Chuyện về những người bác sĩ có ‘thần kinh thép’
Bệnh nhân tâm thần là bệnh nhân có những sinh hoạt, hành vi, suy nghĩ khác với người bình thường. Ảnh: Lâm Ngọc

Nếu thực sự chỉ nghe mà không nhìn, chắc tôi không tin những câu đó xuất phát từ những người có bệnh lý tâm thần nặng.

Nhìn những “đứa con” của mình, bác sĩ Phượng tâm sự, mình nuôi con, con mình có lớn sẽ có khôn, còn ở đây, toàn bộ là "những đứa trẻ" không bao giờ lớn. “Có những người đáng tuổi cha chú nhưng vẫn xưng con, trong mắt họ, mình như người mẹ, lo từng bữa ăn, giấc ngủ, những thứ mà ngoài xã hội họ không nhận được nên họ rất yêu thương các bác sĩ”.

Nói về cơ duyên với nghề, bác sĩ Phượng kể: “Hôm đó, đạp xe qua bệnh viện, nghe tiếng la hét của bệnh nhân, như có gì đó thôi thúc, tôi quyết định vào công tác tại bệnh viện từ năm 1993 đến nay”.

Hơn 30 năm gắn bó tại bệnh viện, chồng mất sớm, bác sĩ Phượng vẫn luôn cố gắng cân bằng giữa công việc và gia đình. “Tôi quyết định không mở phòng bệnh tại nhà. Ngoài thời gian làm việc tại bệnh viện, tôi muốn thời gian còn lại dành trọn vẹn cho gia đình”, bác sĩ Phượng nói.

Chuyện về những người bác sĩ có ‘thần kinh thép’
Chỉ cần dũng cảm tới vỗ vai khi bệnh nhân lên cơn kích động là đã giúp bệnh nhân giảm được 50% căng thẳng. Ảnh: Lâm Ngọc

Đột nhiên, các bệnh nhân tiến tới chỗ chúng tôi, vì quá bất ngờ nên tôi nép vào người bác sĩ Phượng, bác sĩ Phượng vỗ vai tôi rồi tiếp tục nói: “Đừng lo, mấy con ở đây ngoan lắm, lên cơn kích động hay hưng cảm thì mình phải tỉnh, phải bình thường, dũng cảm tiến gần bệnh nhân thì mới điều trị được”.

“Qua vài lần bị bệnh nhân tấn công, tôi mới nghiệm ra rằng, chỉ cần mình bình tĩnh, tiến tới vỗ vai họ, hỏi thăm vài câu là bệnh nhân đã giảm được 50% căng thẳng. Tùy theo bệnh nhân mà bác sĩ có cách ứng xử khác nhau, cơ bản bác sĩ tâm thần cần phải hiểu tâm lý bệnh nhân thì mới tìm ra cách để điều trị tốt nhất”.

Chuyện về những người bác sĩ có ‘thần kinh thép’
Những chiếc dép không ở chân mà ở trên nóc nhà. Ảnh: Lâm Ngọc

Ngoài ra, bác sĩ cần phải có kỹ năng ứng xử với từng trường hợp để bệnh nhân ngoan, nghe lời và nể. Nếu họ đã yêu thương và tôn trọng, các bác sĩ chỉ cần sử dụng “Liệu pháp ám thị”, là có thể điều khiển được bệnh nhân thông qua ánh mắt để bệnh nhân làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Vui thì khóc, buồn thì cười…

Phụ trách khoa Rối loạn cảm xúc của bệnh viện, bác sĩ CKII Nguyễn Giang tâm sự, việc ra trường và công tác tại bệnh viện tâm thần là một điều đúng đắn và phù hợp với bản thân.

Chuyện về những người bác sĩ có ‘thần kinh thép’
Bác sĩ CKII Nguyễn Giang - Phụ trách khoa Rối loạn cảm xúc - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. Ảnh: Lâm Ngọc

“Nếu ai không biết, nhìn vào sẽ thấy người bệnh rất đáng sợ. Tôi tiếp xúc nhiều, lại thấy họ dễ thương. Mỗi bệnh nhân là một câu chuyện, mỗi câu chuyện là một cuộc đời. Lúc họ tỉnh, họ kể về cuộc đời, thấy thương lắm”.

Di chuyển xuống khoa cùng bác sĩ Giang, chúng tôi gặp một bệnh nhân đã ngoài 60 tuổi, tóc lốm đốm muối tiêu, vừa đi vừa cười.

Khi gặp chúng tôi, bệnh nhân N.T (quê Bình Thuận) vui vẻ chào hỏi: “Chào bác sĩ, chào cô. Cô và bác đi đâu đó”. Tôi nhanh nhảu hỏi: “Sao bác không ngủ trưa? Sao bác lại ở đây?”.

“Tôi bị “trét” (stress - căng thẳng) nên vào đây. Ở đây hợp với tôi hơn, ở nhà đi biển “trét”” quá mất ngủ”. Không để tôi có cơ hội hỏi thêm, bệnh nhân chào bác sĩ Giang, chào chúng tôi rồi bỏ đi.

Chuyện về những người bác sĩ có ‘thần kinh thép’
Một bệnh nhân nữ bị mắc bệnh do sử dụng quá nhiều chất kích thích (ma túy đá). Ảnh: Lâm Ngọc

Hiện khoa Rối loạn cảm xúc đang điều trị 100% là bệnh nhân nam. Quan niệm mọi người thường nghĩ, nữ sẽ dễ rối loạn cảm xúc hơn, nhưng thực tế, tỷ lệ nam nhập viện điều trị lại cao hơn, tập trung ở độ tuổi từ 30 đến 40, chủ yếu rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hưng cảm…

“Lúc đầu cũng sợ, nhưng làm riết rồi quen, càng làm lại muốn gắn bó lâu dài ở đây”, đó là tâm sự của bác sĩ CKI Nguyễn Quang Huy, phụ trách khoa Khám bệnh tâm thần – Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.

Chuyện về những người bác sĩ có ‘thần kinh thép’
Bác sĩ CKII Nguyễn Quang Huy - Phụ trách khoa Khám bệnh tâm thần - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. Ảnh: Lâm Ngọc

“Tôi may mắn được học với những giáo sư đầu ngành về bệnh tâm thần, học nhiều, đọc nhiều, tôi cảm thấy thú vị và đam mê. Riêng bệnh lý khác, các bác sĩ có thể can thiệp được, còn bệnh lý tâm thần chủ yếu là tâm căn”.

Theo bác sĩ Huy, người bệnh tâm thần thường xuất hiện ảo giác, có ảo thanh. Một số bệnh nhân liên tục có cảm giác bị đau bụng, đi khám tất cả các chuyên khoa đều không tìm ra bệnh, nhưng khi đến với bệnh viện tâm thần lại có thể mất đi cảm giác đau đớn do bệnh nhân tự tưởng tượng ra.

Nhìn xa xăm, bác sĩ Huy kể: “Tôi thấy thương người bệnh một, thì thương người nhà mười. Người bình thường sống chung với người bệnh lâu quá cũng dễ cáu gắt, ức chế. Khi đưa người bệnh đến đây, họ luôn trong tinh thần sẵn sàng bùng nổ. Việc bị chửi, xúc phạm là điều bình thường, nhưng vì yêu nghề, thương bệnh nhân, mỗi bác sĩ phải luôn bỏ ngoài tai tất cả mà kiên nhẫn với người bệnh và gia đình bệnh nhân”.

Chuyện về những người bác sĩ có ‘thần kinh thép’
Theo nghiên cứu, bệnh tâm thần có liên quan đến yếu tố gia đình. (Trong ảnh: Hai chị em ruột cùng mắc bệnh). Ảnh: Lâm Ngọc

Làm cái nghề đòi hỏi phải có "thần kinh thép" nên những bác sĩ nơi đây đều có những câu chuyện buồn, vui khác nhau, mang theo nhiều trăn trở. Hiện nay, nhiều bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị, nhưng người nhà quan niệm ở nhà vẫn tốt hơn ở viện, nên quyết tâm đưa về tự chữa.

Không cho bệnh nhân điều trị là gia đình đã lấy đi quyền cơ bản của bệnh nhân, chưa kể còn rất nhiều điều nguy hiểm xảy ra khi người bình thường ở chung với bệnh nhân tâm thần.

“Chúng tôi luôn tuyên truyền, nhắc nhở, đưa ra rất nhiều dẫn chứng rằng, ở chung như vậy là một sai lầm, nhưng cũng chỉ tác động nhỏ. Tôi chỉ mong toàn xã hội có thể ý thức được rằng, việc điều trị cho bệnh nhân tâm thần là việc cần thiết. Đây là điều có ích cho chính bản thân người bệnh, cho gia đình và cho toàn xã hội”, bác sĩ Huy trải lòng.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi Công đoàn đồng hành, người lao động được tri ân

Khi Công đoàn đồng hành, người lao động được tri ân

Tháng Công nhân năm 2025 đang đến gần, mang theo những kỳ vọng mới, tinh thần mới và những hành động cụ thể từ các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì. Không chỉ là dịp ôn lại truyền thống, Tháng Công nhân năm nay được tổ chức với tinh thần “hướng về người lao động”, bằng các chương trình trọng điểm, thiết thực, góp phần lan tỏa công tác chăm lo và khẳng định vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 18/4, trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư cho công nhân, viên chức, lao động.
Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Sáng 18/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

Tác phẩm điện ảnh “Cu li không bao giờ khóc” của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy từ ngày 8-16/4.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

Tập 18 của “Những chặng đường bụi bặm” (phát sóng 20h00 thứ Sáu, 18/4 trên VTV3) sẽ chính thức mở màn cho giai đoạn cao trào nhất của bộ phim, khi những bí mật sâu kín bị lôi ra ánh sáng, buộc từng nhân vật phải đối diện với sự thật và hậu quả của chính mình.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tin khác

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Ngày 17/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9

Kiểm tra thực địa tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đưa ra những yêu cầu bức thiết phải hoàn thành 2 dự án này trong năm nay.
Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc được sử dụng để điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, hoặc thuốc kém chất lượng, thì việc điều trị bệnh không những không mang lại hiệu quả, mà còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus

Chiều 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin về việc sử dụng sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus cho người bệnh tại bệnh viện này. Theo đó, Bệnh viện dừng tư vấn sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus để trả lại đơn vị cung ứng, sau nghi vấn liên quan chất lượng.
Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp VV ECMO (hệ thống oxy hóa máu qua màng ngoài cơ) do bệnh sởi.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn Thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Xem thêm
Phiên bản di động