Người về nhớ phố thị không?
Sắc hoa màu nhớ Mùa bàng thay lá |
Từ bao đời, phố cởi mở và bao dung với tất cả phận người, đặc biệt là những phận người tha hương. Lớp trước, lớp sau, người người rời quê tìm đường ra phố. Phố mở lòng, chào đón bằng tất cả sự chân thành. Phố chẳng chê khinh kẻ nghèo, phố chẳng quàng kẻ giàu sang.
Bởi phố hiểu rằng, bất luận thế nào, bất luận là ai, hễ tìm đến phố, kiểu gì người cũng đang mang trong mình những khát vọng, dẫu mong manh, dẫu mơ hồ, nó vẫn là con đường của ước mơ, người gửi hồn vào phố thị.
Ảnh: Khánh Huy |
Nhưng rồi phố biết, cuộc đời muôn vạn nẻo. Như một lẽ tự nhiên, sau những bôn ba nơi lòng phố thênh thang, những ngày cuối năm, người lại bâng khuâng, lại nôn nao thổn thức, gác lại hết nhọc nhằn mưu sinh rong ruổi, người hối hả quay về chốn quê nhà bình yên, dẫu cung đường còn xa còn ngái.
Phố mừng cho người, được về quê ăn Tết. Người tay xách, nách mang, xe lăn bánh rời bến, tàu hụ còi rời sân ga, để lại phố lặng lẽ, chông chênh. Bao mùa mai nở, bao mùa đào sang, phố vẫn mãi chưa quen cảnh chia tay, cứ bị dùng dằng nửa thương nửa nhớ, cứ ngẩn ngơ, bịn rịn và lưu luyến.
Ngày tạm biệt, người trao ánh mắt như một lời ước hẹn. Chỉ vài hôm thôi, rồi người trở lại, người gieo vào phố một niềm hy vọng: Sau những ngày hạnh phúc trong vòng tay ấm áp, đoàn viên bên mẹ bên cha, người lại mơ về phố. Nay đã ra Giêng, người biết hay chăng, phố vẫn chờ vẫn đợi.
Đợi một ngày đầu xuân còn bảng lảng hơi sương, trên khắp các nẻo đường vẫn còn cờ hoa rực rỡ, tạm biệt nơi chôn nhau cắt rốn, người sẽ về thành đô như một trật tự vốn có. Hành trang mang theo là bao thức quà quê, nào là bánh, là rau, là gạo… hay cả những giỏ xách với chú gà trống thật đẹp để dành cho mâm cúng khấn vái đất trời đầu năm mới theo tập tục ngàn xưa. Đủ cả, người gói ghém tình quê cùng cả khung trời da diết, người cất vào lồng ngực những lời dặn dò chất chứa thương yêu. Người sẽ lại sà vào lòng phố, để được phố chở che.
Ngày qua tháng lại, đều đặn như vòng quay của chiếc kim đồng hồ tích tắc, người làm người ăn cùng phố, người sẽ vui sẽ buồn cùng phố. Biết mấy nắng mưa, phố với người sẽ lại khóc cười có nhau. Ngần ấy thời gian, gần gần gũi gũi, là tình là nghĩa, hẳn rằng sẽ nồng nàn vời vợi. Nên phố vẫn mãi nhớ mong người, như người yêu mong nhớ người yêu, trong thao thức, trong bổi hổi bồi hồi. Người ơi, người à, người về nhớ phố thị không?
An Nhân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40