Khám phá những lễ hội lớn nhất miền Bắc dịp đầu năm

Những ngày đầu năm mới, nhiều lễ hội truyền thống ở miền Bắc bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân. Mỗi lễ hội có nét đẹp riêng, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Tổ chức lễ hội văn minh, tránh mê tín dị đoan Lễ hội chùa Hương năm nay thực hiện bán vé điện tử Lễ hội ánh sáng rực rỡ đêm Giao thừa Hà Nội

Lễ hội Chùa Hương, Hà Nội

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, khi hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Chùa Hương cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 62 km về phía Tây Nam, thuộc địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Khám phá những lễ hội lớn nhất miền Bắc dịp đầu năm
Lễ hội chùa Hương, Hà Nội.

Lễ hội kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ Rằm tháng Giêng đến 18 tháng Hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương.

Đến nay, nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn.

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa.

Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội. Lễ hội chùa Hương không chỉ mang giá trị một vùng miền, mà là còn di tích của quốc gia với giá trị văn hóa tâm linh của người dân Việt từ xa xưa cho tới nay.

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh

Trên vùng quê Kinh Bắc cổ kính và văn hiến, Đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Cô Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh là một trong những ngôi Đền thờ thần mẫu, linh thiêng và nổi tiếng hơn cả.

Khám phá những lễ hội lớn nhất miền Bắc dịp đầu năm
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh.

Tương truyền, Bà Chúa Kho là người phụ nữ quê làng Quả Cảm, nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng Quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo, Bà còn có công chiêu dân, lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp.

Sau này Bà trở thành Hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích tấm lòng bao dung của Bà, nhà vua đã phong Bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập Đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho.

Đền được lập từ thời Lý, ban đầu vốn là ngôi miếu nhỏ. Vào thời Lê, được trùng tu, mở rộng thành khu Đền lớn với nhiều hạng mục công trình: Cổng Tam quan, đường, sân, tòa tiền tế, cung đệ nhị, hậu cung - trung tâm thờ tự tôn nghiêm với tượng Bà chúa được tạc khắc rất công phu, tài tình.

Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, đến năm 1989, Đền Bà Chúa Kho đã được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn làm tôn vinh giá trị của di tích.

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, để tưởng niệm ngày giỗ Bà Chúa Kho, dân làng Cô Mễ cùng khách thập phương thường tổ chức lễ dâng hương, sắp lễ vật cúng Bà Chúa Kho, tiến lễ các ban thờ trong khu vực Đền với trình tự là: Tiền Tế, Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung, Đệ Nhất Cung (Tam tòa Thánh Mẫu); cúng Phật ở chùa làng và cúng Thánh Tam Giang ở đình. Các lễ vật có thể cúng gồm có lễ chay, lễ mặn, lễ đồ sống, cỗ Sơn Trang, hoa quả, hương oản, gương lược.

Khách thập phương đến Đền có người cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để "vay vốn" Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt... Nghi thức "vay vốn" cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10... Với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở Đền Bà Chúa Kho.

Trong dịp đầu năm, xung quanh Đền có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, đơn giản thì chỉ là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ hơn thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy... chủ yếu là thành tâm cầu khấn.

Mọi người tới đây, ngoài việc thành tâm dâng lễ, cầu lộc, cầu tài, còn là dịp gặp nhau, cùng nhau vãn cảnh Đền, thăm các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của thành phố như: Đình Cô Mễ, Thành cổ Bắc Ninh, Văn Miếu Bắc Ninh, các khu phố cổ, thưởng thức những món ăn đặc sản của người Bắc Ninh...

Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh

Cùng với lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử Quảng Ninh là một trong những lễ hội lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam. Lễ hội được tổ chức tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch.

Khám phá những lễ hội lớn nhất miền Bắc dịp đầu năm
Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh.

Những năm gần đây, Yên Tử trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thường xuyên quanh năm. Hội xuân truyền thống Yên Tử được tổ chức với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm; văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính; lễ khai ấn “Dấu Thiêng Chùa Đồng” đầu năm và các hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng, múa Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian tưng bừng, nhộn nhịp.

Đến với nơi đây, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng những ngôi chùa, ngọn tháp ẩn hiện bên những rừng cây, con suối vô cùng độc đáo và thú vị. Chùa Đồng cao nhất nằm trên đỉnh núi ở độ cao 1068 mét so với mực nước biển, tạo cho du khách cảm giác như “đang đi trong mây”. Chùa được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất với chiều dài là 4.6m, chiều rộng 3.6m và chiều cao là 3.85m. Chùa nặng hơn 85 tấn với kiến trúc như một đài sen thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm.

Ngoài ra, đến với lễ hội xuân Yên Tử du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng ngọn tháp cao 3 tầng bằng đá có niên đại cổ nhất từ năm 1758. Du khách cũng có thể ghé đến suối Giải Oan - chùa Giải Oan gắn với câu chuyện hàng trăm cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông...

Hiện hệ thống cáp treo 2 chặng từ bến Giải Oan đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên tới khu vực tượng An Kỳ Sinh đã được nâng cấp, đảm bảo việc vận hành trơn tru để phục vụ du khách.

Lễ hội Khai ấn đền Trần, Nam Định

Phủ Thiên Trường xưa (nay thuộc tỉnh Nam Định) là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần và được ví như kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long.

Khám phá những lễ hội lớn nhất miền Bắc dịp đầu năm
Lễ hội Khai ấn đền Trần, Nam Định.

Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chính sách "vườn không nhà trống" tại kinh thành Thăng Long và rút lui chiến lược về phủ Thiên Trường để huy động sức mạnh toàn dân. Sau khi đánh bại quân Nguyên Mông, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc.

Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.

Sau này, tại nền phủ Thiên Trường, nhân dân Nam Định đã xây dựng Khu di tích đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: Đền Thiên Trường (hay đền Thượng) thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch (hay đền Hạ) thờ Trần Hưng Đạo và đền Trùng Hoa thờ 14 vị vua Trần cùng các quan văn, võ. Đồng thời, duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc.

Hiện nay, lễ hội Khai ấn đền Trần với những nghi thức truyền thống vẫn được bảo tồn, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự. Lễ Khai ấn tổ chức đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng hàng năm với ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần để bước vào năm mới mạnh khoẻ, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.

Tục lệ này không chỉ mang đậm giá trị văn hoá tâm linh truyền thống mà còn có ý nghĩa giáo dục lịch sử sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Truy tố giám đốc công ty để xảy ra vụ nổ nồi hơi khiến 11 người thương vong

Truy tố giám đốc công ty để xảy ra vụ nổ nồi hơi khiến 11 người thương vong

Ông Feng Yong là Giám đốc Công ty gỗ Bình Minh, nơi xảy ra vụ nổ lò hơi khiến 11 người thương vong vào ngày 1/5/2024.
Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dự kiến cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Quận Thanh Xuân đặt mục tiêu đạt tăng trưởng 8% trở lên

Quận Thanh Xuân đặt mục tiêu đạt tăng trưởng 8% trở lên

Quận Thanh Xuân đặt mục tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, đồng thời xây dựng và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 đạt 2 con số.
Công đoàn trong giai đoạn mới: Đổi mới để đồng hành cùng người lao động

Công đoàn trong giai đoạn mới: Đổi mới để đồng hành cùng người lao động

Trong bối cảnh mới, để nâng cao hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở vững vàng về kiến thức nghiệp vụ, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công nhân, viên chức, lao động.
54 tỉnh, thành phố sẽ triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 2

54 tỉnh, thành phố sẽ triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 2

Chiều nay (20/3), Bộ Y tế ban hành và triển khai Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025, đợt 2 để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm này.
LĐLĐ thành phố Hà Nội quán triệt, triển khai Luật Thủ đô

LĐLĐ thành phố Hà Nội quán triệt, triển khai Luật Thủ đô

Ngày 20/3, tại Hội trường nhỏ Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh là nhiệm vụ thường xuyên của Cảnh sát giao thông Hà Nội. Bên cạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, lực lượng chức năng tăng cường xử lý vi phạm, nhất là các hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm...

Tin khác

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 thực sự là một sân chơi chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và vị thế của truyền hình Việt Nam trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập.
Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố

Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố

Biệt thự Pháp ở Hà Nội rất phong phú về thể loại, đa dạng về ngôn ngữ kiến trúc và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong di sản kiến trúc Thủ đô. Giá trị của các công trình biệt thự Pháp không chỉ đơn thuần về mặt kiến trúc mà còn về các mặt lịch sử, văn hoá.
Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Theo Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn Thủ đô đã được phê duyệt bổ sung thêm 567 di tích mới. Những di tích này được bổ sung vào danh mục đã được công bố theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/10/2016.
Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!

Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!

Tôi ra Hà Nội một ngày tháng ba đầy gió. Thủ đô ngàn năm như một người quen cũ, tự nhiên và gần gũi đến lạ. Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà nhỏ, những hàng cây già cổ kính và cũ kỹ. Buổi sớm tàu đến ga, thành phố đón tôi bằng những cơn gió lạnh. Nền trời còn ướp hơi sương - những hạt sương tròn xoe, trong trẻo, ngập ngừng chưa kịp tan của buổi sớm. Tôi nghe lời thầm thĩ của thủ đô yêu dấu đang đón tôi – người con ở nơi xa - trở về.
"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô

"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" ra đời như một lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Tác phẩm đã tái hiện những trang sử hào hùng của Đảng bộ Hà Nội và khắc họa sâu sắc tinh thần cách mạng kiên cường của những người cộng sản Việt Nam trong những ngày đầu thành lập Đảng.
Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ

Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ

Nhằm góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống nói chung, Hán Nôm và nghệ thuật thư pháp nói riêng với giới trẻ là cả một quá trình không hề đơn giản.
Công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất”

Công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất”

Tối 15/3, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo - Thành ủy Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các cơ quan liên quan, Nhà hát Tuổi Trẻ đã công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất” nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).
Độc đáo mô hình Lăng Bác từ oản nghệ thuật

Độc đáo mô hình Lăng Bác từ oản nghệ thuật

Tại Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025, nhóm trẻ khuyết tật và tự kỷ tại Hà Nội đã thực hiện mô hình Lăng Bác từ oản truyền thống. Mô hình này không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn mang một thông điệp mạnh mẽ về sự hòa nhập và vươn lên của những người khuyết tật trong xã hội hiện đại, nơi mà mọi người đều có thể cống hiến và tạo ra giá trị.
Sao mai Lê Việt Anh chia sẻ về hành trình hóa thân thành Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội

Sao mai Lê Việt Anh chia sẻ về hành trình hóa thân thành Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội

Ca sĩ, diễn viên Lê Việt Anh đã chia sẻ với phóng viên Báo Lao động Thủ đô về hành trình hóa thân thành đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ trong vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025). Vở nhạc kịch do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng sẽ công diễn mở màn vào ngày 15 và 16/3 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô.
Vĩnh biệt nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, người lãng tử của thi ca và âm nhạc Việt Nam

Vĩnh biệt nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, người lãng tử của thi ca và âm nhạc Việt Nam

Ngày 13/3, làng văn nghệ Việt Nam đã đón nhận tin buồn khi nhà thơ đa tài Nguyễn Thụy Kha từ trần tại Hà Nội sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Người nghệ sĩ tài hoa đã kết thúc hành trình 76 năm của mình, để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật.
Xem thêm
Phiên bản di động