Người phụ nữ gói miền ký ức ở mảnh đất Kinh kỳ
Có những người ghé hàng hoa của bà Thu không chỉ để mua hoa mà còn để ngắm hoa, để hít hà cái mùi thơm dịu nhẹ, thoang thoảng của muôn loại hoa quyện lẫn cùng nhau và cũng là để họ tìm về một miền ký ức thuở xưa của Thủ đô.
Sinh ra ở làng hoa Ngọc Hà, bà Thu gắn liền với nghề bán hoa cúng từ năm lên 13 tuổi, năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng bất kể ngày mưa, ngày nắng hay trời gió rét, bà Thu vẫn tới gian hàng ở góc phố Hàng Khoai để làm đẹp cho những gói hoa.
|
Ngồi trò chuyện cùng bà, tôi ngỡ như một góc Hà Nội xưa được tái hiện vẹn nguyên ở góc hàng hoa, từ nếp tóc vấn trên đầu bà cho đến cách nói chuyện ân cần, dịu dàng hòa trong hương thơm dịu nhẹ của những chùm hoa bưởi được đặt gọn gàng trên chiếc rổ.
Gian hàng hoa của bà Thu khác với những cửa hàng hoa rực rỡ tại Hà Nội. Gian hàng của bà đơn giản chứ chẳng phô trương, đồ nghề gắn với công việc hàng ngày của bà chỉ là vài cái rổ đựng hoa, bó lá dong, dây lạt cùng xô nước... Chỉ đơn giản vậy nhưng góc hàng hoa của bà Thu bao năm qua vẫn in đậm trong tâm trí mỗi người dân Hà Thành.
Mỗi mùa, bà Thu bán từng loài hoa khác nhau. Mùa xuân, bà bán hoa bưởi... từ tháng 4 đến tháng 7, bà bán hoa móng rồng, lan tây, ngọc lan, hoa nhài và mẫu đơn. Tuy mỗi mùa, bà bán từng loại hoa khác nhau, nhưng những ai từng sở hữu gói hoa cúng do tay bà gói đều cảm nhận mùi hương thoang thoảng, quyến rũ lòng người, xua tan đi những xô bồ, vội vã trong lòng phố thị.
Bà Thu cho biết, bà bán hoa từ năm 13 tuổi, khi ấy làng Ngọc Hà quê bà là vựa hoa nổi tiếng của Thủ đô nhưng ngày nay với sự phát triển, đô thị hoa đã dần xóa mờ làng hoa ấy mà thay vào là những dãy nhà cao tầng mọc lên san sát.
Theo đó mà bà Thu phải vất vả hơn mới gom mua được những thứ hoa cúng với đủ hương thơm như hoa lan, hoa ngâu, hoa sói, hoa nhài, hoa bưởi, móng rồng... Có những khi bà phải xuống tận những vùng Tây Tựu, Mê Linh... để tìm những loại hoa cho gói hoa cúng ngày Tết.
| |
Dưới đôi bàn tay khéo léo, bà Thu vẫn ngày ngày tô điểm cho những sắc hoa cúng (Ảnh: Nguyễn Hoa) |
Vì lẽ đó, nặng tình với những gói hoa, với cái nghề mà bà đã đam mê gắn bó từ thuở ấu thơ, bà Thu vẫn ngày ngày tô điểm cho những sắc hoa cúng và nâng niu nét đẹp của Hà Nội xưa cũ.
Bà Thu cho biết, vào những ngày đầu năm, từ những ngày Tết cho tới rằm tháng Giêng, bà thường bán hoa tại đền Quán Thánh, sau đó các ngày còn lại trong năm bà đều ngồi ở góc phố Hàng Khoai quen thuộc ấy từ khi trời còn mờ hơi sương tới khi thành phố lên đèn.
Theo bà Thu, gói hoa cúng có thể có nhiều hay ít tùy theo nhu cầu của khách hàng tuy nhiên nhỏ nhất cũng phải đảm bảo đủ từ 5-7 loại hoa, nhiều có thể lên đến 13-15 loại. Theo quan niệm dân gian, số hoa cúng nhất định phải là số lẻ. Lá gói hoa phải là lá dong, loại lá nếp nhỏ, dài, bóng đẹp, những bông hoa cúng đòi hỏi phải tươi, phải thơm ngát mùi hương.
Người gói hoa vì thế cũng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ. Bà Thu bảo, dù số lượng khách mua hoa cúng ngày nay thưa dần nhưng đâu đó vẫn có những khách họ yêu, họ say mê với đĩa hoa cúng, muốn tìm về với hoài cổ, đó là động lực để bà tiếp tục gắn bó với nghề này.
Trăn trở với nghề gói hoa cúng đang ngày mai một hơn, bà Thu bộc bạch: “Ngày nay lối chơi hoa của người Hà Nội cũng khác xưa nhiều, lớp trẻ họ thường mua vài cành hồng, cúc về cắm lọ, đặt trên ban thờ. Một số, họ cũng thích các loại hoa nhập ngoại, đắt tiền, số lượng người mua hoa cúng về bày trên đĩa từ đó mà ít đi và họ cũng dần lãng quên đĩa hoa cúng năm xưa.
Hoa cúng phải là hoa đĩa với những loại hoa vừa có hương vừa có sắc mới thể hiện sự trang trọng, tấm lòng thảo hiền của con cháu dâng lên các bậc tổ tiên. Cái hay của đĩa hoa cúng là đĩa hoa cứ được bày như thế cho đến khi khô vẫn thoảng mùi hương như minh chứng cho tâm thành của con cháu”.
Để rồi với sự đam mê và nỗi niềm cố gắng giữ một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người Hà Nội nên mấy chục năm qua bà Thu vẫn ngồi đó, vẫn gói những đĩa hoa để gìn giữ một thú chơi xưa kia của người Hà Nội. Mặc dù khách mua hoa cúng thưa dần nhưng vẫn có những vị khách, họ trân trọng đĩa hoa cúng truyền thống của bà.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01